Hơn 500 công dân Trung Quốc đă có quyền công dân Liên minh Châu Âu (EU) trong giai đoạn 2017-2019 bằng cách mua quốc tịch Cyprus, trong đó có bà Dương Huệ Nghiên, người phụ nữ giàu nhất châu Á với khối tài sản 20 tỷ USD, có tên trong danh sách hơn 500 người giàu Trung Quốc đổi đầu tư lấy quốc tịch của đảo Cyprus này.
Tài liệu ṛ rỉ "Cyprus Papers", được bộ phận điều tra của hăng tin Al Jazeera thu thập, cho thấy hơn 500 công dân Trung Quốc đă có quyền công dân Liên minh Châu Âu (EU) trong giai đoạn 2017-2019 bằng cách mua quốc tịch Cyprus.
Al Jazeera khẳng định lượng tài liệu ṛ rỉ từ chính phủ Cyprus có thông tin của 2.500 người nhập cư vào đảo quốc Địa Trung Hải này trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, nhóm điều tra chưa tiết lộ đầy đủ danh sách người nhập cư theo Chương tŕnh Đầu tư Cyprus, c̣n được gọi là "hộ chiếu vàng".
Hăng tin mới tiết lộ 8 nhân vật mang quốc tịch Trung Quốc, trong đó có Dương Huệ Nghiên, người phụ nữ giàu nhất châu Á. Bà Dương là chủ của công ty bất động sản Trung Quốc Country Garden với khối tài sản 20 tỷ USD, theo South China Morning Post.
Dương Huệ Nghiên, người phụ nữ giàu nhất châu Á, xuất hiện trong danh sách mua "hộ chiếu vàng" của Cyprus. Ảnh: Forbes.
Pháp luật Trung Quốc quy định công dân nước này được xin cấp thường trú nhân hoặc quốc tịch nước khác. Tuy nhiên, công dân Trung Quốc chỉ được giữ một quốc tịch nên sẽ mất quyền công dân Trung Quốc một khi có quốc tịch mới.
Có đến 5 trong 8 người Trung Quốc được Al Jazeera tiết lộ thuộc nhóm "nhân vật rủi ro chính trị" với khả năng có hành vi tham nhũng. Nhóm này không chỉ mua quốc tịch cho bản thân mà có thể c̣n mua hộ chiếu cho thành viên gia đ́nh, gồm người có chân trong các tổ chức cố vấn chính sách và lập pháp của Trung Quốc.
Phần lớn tài sản của bà Dương Huệ Nghiên kế thừa từ người cha là Dương Quốc Cường. Ông là nhà sáng lập Country Garden và thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính Hiệp).
Tài liệu ṛ rỉ cho thấy bà Dương được cấp quốc tịch Cyprus vào ngày 23/10/2018. Những nhân vật rủi ro chính trị khác trong nhóm đều là thành viên cơ quan chính quyền địa phương. Một số trường hợp giữ vị trí lănh đạo doanh nghiệp tư nhân hoặc quốc doanh của Trung Quốc.
Theo South China Morning Post, nếu được xác nhận đă có quốc tịch mới, những nhân vật này có thể bị tước quốc tịch Trung Quốc.
Năm 2019, ông Tôn Tường bị hủy tư cách đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Bắc chỉ 2 ngày sau khi cơ quan điều tra phát hiện ông có hộ chiếu ở một đảo quốc vùng Caribbean từ năm 2011. Trong cùng năm, một thành viên Chính Hiệp Sơn Tây bị hủy tư cách đại biểu v́ giấu việc được cấp tư cách thường trú nhân tại Canada, mặc dù giấy tờ này đă hết hiệu lực vào năm 2018.
Theo Al Jazeera, người Trung Quốc là nhóm được cấp "hộ chiếu vàng" đông thứ hai tại đảo Cyprus. Nhóm đông nhất là công dân Nga với khoảng 1.000 hồ sơ cấp hộ chiếu đă được phê duyệt.
Để có hộ chiếu, người nộp đơn cần có khoản đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro (khoảng 2,5 triệu USD) vào nền kinh tế đảo quốc này, thường là mua bất động sản, và không có tiền án, tiền sự. Người nộp đơn tự cung cấp bằng chứng thỏa điều kiện cấp hộ chiếu.