(CNN) – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho Quốc hội hay, quân đội sẽ không đóng vai tṛ trong bầu cử tháng 11, và sẽ không giúp giải quyết bất cứ tranh chấp nào về kết quả bầu cử.
“Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ, và các tiểu bang đặt ra những thủ tục thực hiện bầu cử, và giải quyết tranh chấp về kết quả bầu cử … Tôi không nh́n thấy quân đội Mỹ nằm trong tiến tŕnh này,” Tướng Milley ghi trong thư hồi đáp những câu hỏi từ hai ủy viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện. “Trong trường hợp có tranh chấp về một số khía cạnh bầu cử, theo luật pháp Hoa Kỳ, ṭa án và Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết, chứ không phải quân đội Mỹ,” Tướng Milley nói thêm.
“Tôi tin sâu sắc vào nguyên tắc của một quân đội Hoa Kỳ phi chính trị,” ông Milley viết.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ hồi đáp những câu hỏi từ 2 Dân biểu Dân chủ Elissa Slotkin (Michigan) và Mikie Sherrill (New Jersey) sau phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện hồi tháng 7.
Ư tưởng có quân đội tham gia trong trường hợp Tổng thống Donald Trump từ chối rời Ṭa Bạch Ốc sau khi thất cử 2020 được cựu Phó Tổng thống Joe Biden đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên The Daily Show vào tháng 6. Tại đây, đối thủ của ông Trump nhận được câu hỏi: Điều ǵ sẽ xảy ra nếu Trump chống lại việc rời Ṭa Bạch Ốc sau khi bị đánh bại? “Tôi hứa, tôi hoàn toàn được thuyết phục họ sẽ hộ tống ông ta ra khỏi Ṭa Bạch Ốc,” ông Biden nói, ám chỉ đến Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ.
Trump có nhiều lúc từ chối công khai cho biết liệu ông ta có chấp nhận kết quả bầu cử hay không. “Tôi phải xem như thế nào, tôi phải xem, tôi không chỉ đơn giản nói ‘Vâng.’ Tôi sẽ không nói ‘Không,’” Tổng thống tuyên bố trên Fox News.
Quan ngại ông Trump có thể không chịu rời vị trí tổng thống sau khi thất cử đă khiến cho hai sĩ quan quân đội hồi hưu nổi tiếng, John Nagl và Paul Yingling viết thư ngỏ cho Milley, kêu gọi ông tham gia dàn xếp nếu có tranh chấp. “Nếu Donald Trump từ chối rời Ṭa Bạch Ốc trong khi đă hết nhiệm kỳ theo hiến pháp, th́ quân đội Mỹ phải dùng vũ lực đưa ông ta đi, và ông phải ra chỉ thị đó,” hai Đại tá ghi trong bài xă luận đăng trên Defense One.
Trong khi cả Nagl và Yingling nổi tiếng trong giới quân sự v́ những bài viết và sự thông thái về những xung đột của Mỹ trong thời gian gần đây, tuy nhiên sự ủng hộ của họ đối với việc dùng lực lượng vũ trang liên bang để giải quyết tranh chấp bầu cử vấp phải phản đối từ Ngũ Giác Đài và các chuyên viên trong lănh vực quan hệ dân sự và quân sự.
Quân đội Hoa Kỳ chưa từng có tiền lệ liên quan đến một cuộc bầu cử có tranh chấp.
Trong khi Mỹ có lịch sử có những cuộc bầu cử có tranh chấp, trong đó có bầu cử tổng thống năm 1876 và 2000. Cả hai cuộc bầu cử đều được nhà chức trách dân sự dàn xếp, và quân đội chưa bao giờ liên quan đến bất cứ nỗ lực dàn xếp một cuộc bầu cử nào.
Tranh căi chung quanh vai tṛ của quân đội xảy ra giữa bối cảnh quan ngại gia tăng về việc chính trị hóa quân đội Hoa Kỳ trong bầu không khí đảng phái dâng cao của một chiến dịch vận động tranh cử tổng thống.
Lănh đạo hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ cũng bị chỉ trích v́ đă bị lôi kéo vào những vấn đề chính trị nhạy cảm. Bản thân Milley cũng bị chỉ trích khi xuất hiện trong bộ đồ nhà binh, hộ tống ông Trump đi chụp h́nh sau khi lực lượng thực thi công lực dùng hơi cay, đạn cao su đuổi người biểu t́nh để dọn đường cho Tổng thống. Tướng Milley sau đó đă công khai xin lỗi về việc này.
Ông Trump cũng bị tố cáo chính trị ḥa quận đội, khi gọi lănh đạo quân sự là “các vị tướng của tôi,” và sử dụng binh sĩ liên bang vào những sứ mạng gây tranh căi như tuần cảnh biên giới, trấn áp bất ổn dân sự từ các cuộc biểu t́nh sau cái chết của George Floyd.
Trong khi quân đội chưa bao giờ liên quan đến dàn xếp tranh chấp bầu cử, quan ngại về việc chính trị hóa quân đội không phải mới. Tướng Leonard Wood khi c̣n tại ngũ đă t́m cách trở thành ứng cử viên tổng thống do Cộng ḥa đề cử nhưng bất thành, hay Tướng Winfield Scott tranh cử tổng thống đảng Whig bất thành khi vẫn c̣n làm lănh đạo Lục quân Hoa Kỳ.
Hương Giang (Theo CNN)