Đó là tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc. Nhưng có thực sự đe dọa tàu sân bay Mỹ? Đánh trúng mục tiêu di chuyển trên biển luôn là thách thức với bất kỳ tên lửa đạn đạo nào, trong khi Trung Quốc tuyên bố đă làm chủ công nghệ độc nhất này.
Sức mạnh diệt tàu sân bay của tên lửa đạn đạo DF-21D hiện vẫn chưa được kiểm chứng.
Trung Quốc gần đây đă phóng hai tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26B và DF-21D ở Biển Đông. Đây là các tên lửa được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” v́ có khả năng tấn công chính xác mục tiêu di chuyển trên biển từ xa.
Nếu tên lửa DF-21D bị phát hiện ở tầm cao 80km, đạt tốc độ Mach 10 và giảm dần xuống c̣n Mach 2 khi ở độ cao 5km, tên lửa sẽ cần khoảng 30 giây để đánh trúng mục tiêu.
Điều có đó có nghĩa là nếu một tàu sân ba di chuyển ở tốc độ 25 hải lư, nó đă đi xa so với vị trí ban đầu khoảng 375 mét, theo phân tích của chuyên gia Holmes Liao, cố vấn cấp cao tại Viện Công nghiệp Thông tin Đài Loan.
Chuyên gia Holmes Liao nhận định, một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ có kích thước 330 mét x 80 mét, hoàn toàn có thể di chuyển vượt ra ngoài tầm tấn công của tên lửa DF-21D. Đánh giá trên đă bao gồm độ sai số khi tấn công mục tiêu của tên lửa DF-21D là 10 mét.
Trong trường hợp xấu nhất, khi hạm đội Mỹ không hề lường trước rằng đang bị tên lửa Trung Quốc tấn công, khả năng tên lửa DF-21D đánh trúng mục tiêu vẫn là rất thấp, chuyên gia Đài Loan nhận định.
Chuyên giao Laio cho rằng, để tăng khả năng tấn công chính xác, Trung Quốc có thể phải giảm trọng lượng đầu đạn, từ 500kg xuống c̣n 150-200kg.
Trong trường hợp này, đầu đạn tên lửa có thể không tạo ra sức công phá càn thiết để vô hiệu hóa tàu sân bay chỉ bằng một phát bắn.
Lợi thế của Trung Quốc là các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động nằm sâu trong đất liền, rất khó phát hiện và vô hiệu hóa.
Trong trường hợp chiến tranh toàn diện nổ ra, các chỉ huy Mỹ luôn phải cảnh giác v́ tàu sân bay sẽ nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa đạn đạo Trung Quốc.
Chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc ít nhiều sẽ gây khó khăn cho các hạm đội tàu sân bay Mỹ trong môi trường tác chiến thực tế.
Chuyên gia Liao kết luận, tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D có thể chưa tạo ra độ tin cậy cần thiết, nhưng đây là vũ khí răn đe hiệu quả, khiến Mỹ phải luôn tính đến rủi ro cao nhất.
VietBF@ sưu tầm.