Quan chức Đức cho biết kết quả xét nghiệm máu của lănh đạo đối lập Nga Navalny cho thấy ông này bị đầu độc trúng độc thần kinh bởi hợp chất Novichok.
"Xét nghiệm độc tố trong mẫu máu của Alexei Navalny được tiến hành ở một pḥng thí nghiệm quân đội Đức cho bằng chứng rơ ràng rằng ông đă bị đầu độc bởi Novichok. Chính phủ đă thông báo cho các đối tác Liên minh châu Âu (EU) và NATO về kết quả điều tra, đồng thời thảo luận phản ứng phù hợp sau khi Nga có b́nh luận", phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết hôm nay.
Quan chức Đức cho biết đây là "thông tin gây sốc", khẳng định Berlin sẽ "lên án vụ tấn công với những ngôn từ mạnh mẽ nhất".
Navalny (đeo khẩu trang) được đưa vào xe cứu thương để đến sân bay hôm 22/8. Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Đức chưa thông báo trực tiếp cho Nga về thông tin Navalny bị nghi đầu độc bằng Novichok, nhấn mạnh Moskva chưa nắm được thông tin về phát hiện mới này. "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác đầy đủ và trao đổi thông tin về vấn đề này với Đức", ông nói thêm.
Điện Kremlin trước đó tuyên bố hy vọng vấn đề này không hủy hoại quan hệ với phương Tây và cũng muốn t́m hiểu lư do dẫn tới sự cố.
Navalny, 44 tuổi, lănh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, cảm thấy không khỏe và bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Trợ lư của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay.
Navalny được đưa vào bệnh viện ở Siberia, nơi các bác sĩ khẳng định không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Navalny bị trúng độc. Ông được chuyển tới Berlin, Đức, hôm 22/8 để điều trị theo sự sắp xếp của một tổ chức phi chính phủ. Các bác sĩ Đức nói rằng kiểm tra y tế cho thấy Navalny ngộ độc hợp chất lạ thuộc nhóm ức chế cholinesterase và vẫn hôn mê, song không bị nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh sát Siberia tuần trước thông báo đă bắt đầu quá tŕnh "kiểm tra trước khi điều tra" về nguyên nhân khiến Navalny phải nhập viện ở thành phố Omsk. Lực lượng này gọi đây là động thái để xác định "tất cả các t́nh huống" và quyết định xem có mở cuộc điều tra h́nh sự hay không.
T́nh báo Nga từng bị cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh Novichok để ám sát cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ở Anh hồi năm 2018, nhưng Moskva bác bỏ mọi cáo buộc. Sự việc gây căng thẳng ngoại giao giữa Nga và phương Tây trong thời gian dài.
VietBF@sưu tập