"Hố tử thần" mới xuất hiện ở Siberia tháng 9 năm 2020.
Các giới khoa học Nga đang kêu gọi quân đội cần xử lư gấp các
"quả bom khí(gas bomb)" này trước khi chúng phát nổ.
Một chuyên gia Nga vừa xác định được có
430 "quả bom khí" (gas bomb) khổng lồ có thể phát nổ bất cứ lúc nào ở Bắc Cực, nguy cơ này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho con người hay động vật gần đó.
Từ năm 2014 cho đến nay, 17 hố sâu bí ẩn đă h́nh thành ở bán đảo Yamal và Gyda thuộc Siberia, nước Nga. Sự kỳ lạ bí hiểm của các
"hố tử thần" này làm dấy lên nhiều suy đoán cho rằng chúng là tác phẩm của người ngoài hành tinh hoặc một tṛ đùa của con người.
Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra hố sâu là do các "
quả bom" khí methane phát nổ bên dưới lớp băng vĩnh cửu đang tan dần. Hiện tượng này được cho là có liên quan đến sự biến đổi khí hậu. Nhưng một số chuyên gia nói rằng họ vẫn cần phải điều tra thêm.
Mô đất có thể ẩn chứa các "quả bom" khí methane bên dưới.
NHỮNG "QUẢ BOM KHÍ METHANE"
Hôm 7/9, giáo sư Vasily Bogoyavlensky, thuộc Viện Nghiên cứu Dầu khí Nga ở Moscow, tiết lộ có khoảng 7.185 mô đất trong khu vực được xác định qua các ảnh vệ tinh.
"5-6% trong số đó thực sự nguy hiểm", Bogoyavlensky nói, ám chỉ
khoảng 430 mô đất có thể chứa "quả bom khí" này.
Mới đây, một học giả hàng đầu kêu gọi phải có hành động khẩn cấp để xử lư 430 mô đất nhô cao, nơi có thể ẩn chứa các
"quả bom khí" bên dưới và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Điều nguy hiểm là có nhiều
"quả bom hẹn giờ" lại nằm gần các cơ sở khí đốt tự nhiên quan trọng. Các cơ sở này là một phần mạng lưới cung cấp năng lượng cho Tây Âu. Nếu chúng bị phát nổ, mạng lưới điện ở Tây Âu sẽ bị gián đoạn.
Các nhà khoa học đă phát hiện ra 17 hố sâu kỳ lạ ở Siberia.
Bogoyavlensky đă xác định các mô đất nguy hiểm nhất nằm gần ba mỏ khí đốt trên bán đảo Yamal: Mỏ Bắc-Tambey, Nam-Tambey và Tây-Seyakha.
Giáo sư nói với tờ
The Siberian Times rằng các mô đất này cần được
"khoan cắt để bơm khí ra ngoài", và đây là công việc phức tạp cần có sự can thiệp của quân đội.
"Tất nhiên việc này phải được thực hiện rất cẩn thận, đó là công việc của các chuyên gia, v́ hiện tượng này có thể được gọi là quả bom khí", Bogoyavlensky nói.
Nguyên nhân gây ra hố sâu là các "quả bom khí methane" phát nổ bên dưới lớp băng vĩnh cửu tan dần
Giáo sư cho biết chỉ có 3/17 vụ nổ tạo thành hố sâu được các nhân chứng nh́n thấy. Trong mỗi vụ nổ này đều gây ra lửa.
"Chúng tôi tin rằng lửa xảy ra là do sự phóng tĩnh điện, điều này làm tăng thêm sự nguy hiểm của những mô đất này", Bogoyavlensky chia sẻ.
Một chuyên gia leo xuống khám phá hố sâu
Tại một hố sâu ở Seyakha, nhân chứng là một một phụ nữ địa phương. Ban đầu, cô thích thú với mô đất và đến thăm nó hằng ngày.
"Nhưng vào ngày xảy ra vụ nổ, cô cảm thấy một chút chấn động, cô ấy mô tả như thể Trái Đất đang thở. Cô nhanh chóng rời khỏi khu vực ngay trước khi nó phát nổ", giáo sư kể.
"Nếu cô ấy ṭ ṃ hơn, cô ấy đă chết do vụ nổ và chúng ta sẽ có nạn nhân đầu tiên".
"Tuần lộc và chó cũng 'chạy trốn trong kinh hoàng' khi vụ nổ xảy ra", giáo sư cho biết.
Tại một số hố sâu, khí methane vẩn c̣n tiếp tục thoát ra sau các vụ nổ
Bogoyavlensky nói rằng, các mô đất h́nh thành khi khí methane nằm sâu dưới ḷng đất di chuyển qua các chổ đứt găy trong vùng băng tan, lấp đầy các lỗ hổng trong lớp băng vĩnh cửu.
Thông thường những lỗ hổng như vậy được bao phủ bởi lớp băng vĩnh cửu. Tuy nhiên, kích thước các lỗ ngày càng lớn do áp lực khí và cuối cùng tạo thành
"quả bom". Khi nổ, nó sẽ bắn đất đá ra ngoài, xa đến 900 m tính từ tâm điểm vụ nổ.
Một cuộc thám hiểm "hố tử thần" mới nhất ở Siberia cho thấy nó sâu đến 31 m. Tại một số hố sâu khác, thậm chí khí methane c̣n tiếp tục thoát ra sau các vụ nổ, ví dụ như các hố ở Bovanenkovo, Antipayuta và Seyakha.
(Dịch từ The Siberian Times, Daily Mail)