Đài Loan mong muốn sẵn sàng tiếp nhận sửa chữa các chiến đấu cơ F-16 của nước ngoài tại trung tâm bảo dưỡng mới đi vào hoạt động hồi cuối tháng trước. Đây là một động thái được dự báo sẽ khiến Trung Quốc rất tức giận.
Chiến đấu cơ F-16 Đài Loan cất cánh từ đường cao tốc.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lănh thổ không thể tách rời và không khuyến khích quốc gia bên ngoài hợp tác với ḥn đảo, đặc biệt là trong vấn đề quốc pḥng.
Cuối tháng trước, trung tâm bảo dưỡng tiêm kích F-16 đầu tiên ở châu Á đă được mở tại Đài Loan. Trung tâm bảo dưỡng trị giá 3,7 tỉ USD là kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ và tập đoàn Phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ (AIDC) của Đài Loan.
“Chúng tôi không chỉ mua vũ khí Mỹ. Chúng tôi hi vọng có thể mở rộng hợp tác với các quốc gia trong khu vực, khai thác tối đa tiềm năng của trung tâm bảo dưỡng mới đi vào hoạt động”, nghị sĩ Lo Chih-cheng của đảng Dân Tiến (DDP) cầm quyền ở Đài Loan, nói.
Ở châu Á, Singapore có 62 chiến đấu cơ F-16, Hàn Quốc có 180 chiếc và Nhật Bản có 76 chiếc do liên doanh Mỹ-Nhật sản xuất. Thái Lan có 54 chiếc và Indonesia có 33 chiếc. Đài Loan hiện có 142 chiến đấu cơ F-16 và sẽ tiếp nhận thêm 66 chiếc nữa vào năm 2026.
Thông thường, các quốc gia nước ngoài sẽ liên hệ trực tiếp với hăng Lockheed Martin về vấn đề nâng cấp và bảo dưỡng các chiến đấu cơ F-16.
“Đài Loan có vị trí địa lư khá gần các quốc gia khác sở hữu chiến đấu cơ F-16, nên hoàn toàn có thể tiếp nhận bảo dưỡng, Shane Lee, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chang Jung Christian ở Đài Loan, nói.
Nhưng các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore không thể cứ đơn giản đem máy bay sang Đài Loan bảo dưỡng, v́ như vậy sẽ hứng chịu sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc đại lục, theo các nhà phân tích.
“Đó là mục tiêu dài hạn của Đài Loan, c̣n ở thời điểm hiện tại, tôi cho rằng kế hoạch này vẫn c̣n rất xa vời”, chuyên gia Collin Koh tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nói.
Ưu tiên hàng đầu của trung tâm bảo dưỡng này là sửa chữa các chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan, do các máy bay này thường xuyên phải cất cánh, làm nhiệm vụ giám sát máy bay Trung Quốc, ông Koh nói.
“Nhưng không thể phủ nhận rằng đây là trung tâm bảo dưỡng rất có tiềm năng. Nếu Đài Loan chứng minh năng lực bảo tŕ, bảo dưỡng các chiến đấu cơ F-16 th́ các đối tác nước ngoài sẽ rất quan tâm”, ông Koh nói thêm.
Các quốc gia trong khu vực có thể tránh chọc giận Trung Quốc bằng cách đưa chiến đấu cơ F-16 sang Đài Loan bảo dưỡng thông qua các kênh phi chính phủ, ông Koh cho biết.
“Trung Quốc có phản đối hay không c̣n phụ thuộc xem các máy bay F-16 sẽ đến Đài Loan bằng cách nào”, Stephen Nagy, giáo sư quan hệ quốc tế ở Tokyo, Nhật Bản, nói. “Dĩ nhiên là chuyện đó không thể xảy ra trong một sớm một chiều”.
VietBF@sưu tập