Trung Quốc không thể ngăn phương Tây can dự Biển Đông. Trong khi chính phủ Trung Quốc luôn lên án các nước thứ ba, trong đó có Mỹ và châu Âu, can dự vào Biển Đông th́ lập trường này không được bất kỳ quốc gia nào ủng hộ.
Hôm 18-9, chỉ vài ngày sau khi liên minh ba nước Anh, Pháp, Đức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối các yêu sách ở Biển Đông của Trung Quốc (TQ), Bắc Kinh cũng gửi công hàm tố nhóm quốc gia này “diễn giải và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 không chính xác” và “có động cơ bí mật”.
Trung Quốc luôn muốn đẩy bên thứ ba ra khỏi Biển Đông
Động thái phản pháo của TQ không làm giới quan sát bất ngờ. Sự can dự của Mỹ, Úc và mới nhất là bộ ba châu Âu (Anh, Pháp, Đức) luôn bị báo chí và giới chức trách Bắc Kinh chỉ trích. Ngoài ra, trong các cuộc gặp với ASEAN, TQ luôn t́m cách thuyết phục khối này khoanh vùng Biển Đông thành chuyện riêng giữa hai bên.
Lập luận của phía TQ luôn tập trung vào ba điểm chính: (i) Tranh chấp Biển Đông là vấn đề riêng giữa TQ và ASEAN; (ii) TQ và ASEAN đang thúc đẩy các giải pháp ḥa b́nh, trong đó có việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC); và (iii) Các quốc gia thứ ba can dự, ví dụ Mỹ, chỉ khiến t́nh h́nh thêm phức tạp, buộc các nước ASEAN rơi vào thế lưỡng nan khi phải chọn lựa giữa Mỹ hay TQ - một bài toán rất khó.
Trên thực địa, TQ đầu tư mạnh vào lực lượng dân quân biển, hải cảnh và hải quân. Để chuyển tải thông điệp rắn đến các nước thứ ba, TQ tung ra các hoạt động quấy phá quyền tự do hàng hải, hàng không. Hồi tháng 4-2020, nước này thông báo đă trục xuất một tàu chiến của Mỹ xâm nhập vào quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của VN, bị TQ chiếm trái phép). Tuy nhiên, ngay sau đó hải quân Mỹ bác thông tin này, khẳng định tàu Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải (FONOP) hợp pháp.
Cuối năm ngoái, quân đội Úc nói với báo chí rằng các tàu dân quân biển của TQ dưới vỏ bọc tàu cá ngày càng gia tăng các hoạt động nguy hiểm cho máy bay của Lực lượng Quốc pḥng Úc ở Biển Đông, điển h́nh là chiếu laser. Giới chuyên gia nhận định các động thái phá rối, đe dọa tự do hàng hải và hàng không mà TQ gây ra ở Biển Đông sẽ góp phần củng cố mục tiêu từng bước đẩy sự hiện diện của các nước ra khỏi vùng biển này; hoặc chí ít là yêu cầu các nước phải tuân theo yêu cầu của TQ.
Quân đội Mỹ tham gia cuộc tập trận chung “Balikatan” với Philippines vào tháng 4-2015. Ảnh: BANGKOKPOST/REUTERS
Vô lư và không được chấp nhận
Tờ The Bangkok Post hôm 21-9 dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khẳng định: Philippines sẽ không nghe theo lập trường của TQ về việc đẩy các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, ra khỏi khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
“Tôi có thể quả quyết với mọi người rằng các nước phương Tây sẽ hiện diện ở Biển Đông. Chúng ta tin tưởng vào sự cân bằng quyền lực và tự do của người dân Philippines phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực ấy ở Biển Đông. Vậy nên không đẩy bất kỳ cường quốc nào khác ra khỏi khu vực này” - ông Locsin nói tại phiên điều trần ở thủ đô Manila.
Không chỉ Philippines, Việt Nam (VN) cũng không phản đối sự hiện diện hợp pháp của các quốc gia thứ ba tại Biển Đông. Hôm 15-7, sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “VN hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Bà Hằng cũng nói thêm: VN chia sẻ quan điểm, như đă đề cập trong tuyên bố ở Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lư điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương. VN mong muốn các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định, hợp tác tại Biển Đông.
Phương Tây đang tiến sâu vào biển Đông
Vào đầu tháng 9, ngoại trưởng Mỹ thúc giục các nước ASEAN xem xét lại mối quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước TQ có tham gia vào việc xây dựng phi pháp đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Chỉ tính từ tháng 7 đến nay, Mỹ đă triển khai hàng loạt động thái mạnh tay với TQ: Gửi công thư lên Liên Hợp Quốc bác yêu sách của TQ; ra tuyên bố chính thức bác bỏ các yêu sách của TQ… Sau Mỹ, Úc, liên minh Anh - Pháp - Đức cũng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để chống lại Bắc Kinh. Giới chuyên gia cho rằng cuộc chiến công hàm nhắm vào TQ chỉ mới bắt đầu, khi khả năng sẽ có nhiều quốc gia khác cùng tham gia.
Sự tham gia ngày càng sâu của phương Tây đẩy TQ vào hoàn cảnh khó khăn khi uy tín của TQ trên trường quốc tế, niềm tin của các nhà đầu tư vào TQ đều suy giảm do mâu thuẫn giữa Bắc Kinh với phương Tây đang được đẩy cao chưa từng thấy.
VietBF@ sưu tầm.