Vụ chính trị gia đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ khiến Nga đứng trước sức ép trừng phạt ngày càng gia tăng từ phương Tây.
Hôm qua (29/9), phía Đức tiếp tục thúc giục Nga tích cực hơn nữa trong quá tŕnh điều tra, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng lên tiếng cảnh báo, Nga cần phải cung cấp các thông tin chi tiết về vụ việc hoặc sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả quốc tế.
Thời gian qua, quan hệ Nga- Đức thêm trắc trở sau những đôi co trong vụ lùm xùm liên quan tới chính trị gia người Nga Alexei Navalny. Phía Đức liên tục đặt ra nghi ngờ rằng Điện Kremlin có điều ǵ đó muốn che giấu. Từng khẳng định Nga đă “tung hỏa mù” khi cáo buộc Đức cản trở điều tra vụ việc, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm qua (29/9) một lần nữa thúc giục Nga cần thiện chí và thành khẩn hơn nữa.
“Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta phải đối mặt với việc vi phạm nguyên tắc tồn tại của hợp tác quốc tế - cụ thể là cấm vũ khí hóa học. Tôi kêu gọi Nga cần làm nhiều hơn nữa trong quá tŕnh điều tra vụ việc. Một trường hợp như thế này chắc chắn phải để lại hậu quả. Do đó, Liên minh châu Âu có quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt”, ông Heiko Maas nói.
Nghi án ông Alexei Navalny bị đầu độc đă làm dấy lên một cuộc tranh luận về mức độ mà Đức và Liên minh châu Âu (EU) nên chống trả bằng các biện pháp kinh tế trong cuộc xung đột với Điện Kremlin. Trong trường hợp Đức tính đến các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga, nước này không thể bỏ qua dự án Ḍng chảy phương Bắc 2- dự án mà theo các nhà phân tích, Đức khó ḷng loại bỏ sau khi đă đầu tư hàng tỷ đôla Mỹ. Dẫu vậy, nếu Đức lựa chọn từ bỏ th́ đây quả là một trong những quyết định chính sách đối ngoại tốn kém nhất đối với Berlin.
Trong khi Đức khẳng định có bằng chứng cụ thể cho thấy sự dính líu của Nga trong vụ việc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng vừa kêu gọi Nga nên cung cấp thông tin để làm sáng tỏ những ǵ c̣n nghi vấn. Mặc dù không nêu rơ những hậu quả mà giới chức Nga có thể sẽ phải đối mặt là ǵ nếu không đưa ra lời giải thích rơ ràng, song nhà lănh đạo Pháp khẳng định, cộng đồng quốc tế sẽ phải quyết định về hậu quả dựa trên thông tin do Nga cung cấp hay không cung cấp cho một cuộc điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW).
Trước đó, trong một video phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Pháp cũng từng yêu cầu Nga “nhanh chóng” đưa ra lời giải thích “hoàn hảo" liên quan đến vụ án chính trị gia đối lập của Nga nghi bị đầu độc bằng Novichok, gọi việc sử dụng vũ khí hóa học là "ranh giới đỏ".
Không chỉ có Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng lănh đạo nhiều nước khác trước đó cũng từng yêu cầu Nga có câu trả lời xoay quanh vụ Alexei Navalny. Nghị viện châu Âu hồi giữa tháng 9 vừa qua cũng kêu gọi trừng phạt Nga về vụ việc này. Liên minh châu Âu luôn muốn Nga hợp tác với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) để "đảm bảo một cuộc điều tra quốc tế công bằng" nhằm xác định những người có trách nhiệm.
VietBF @ Sưu tầm