Một thỏa thuận thám hiểm mặt trăng đă được 8 quốc gia cùng kí kết. Đây là thành quả sau nỗ lực của Mỹ và các quốc gia trong việc thực hiện khám phá mặt trăng. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Theo Giám đốc NASA, Hiệp định Artemis phù hợp với hiệp ước năm 1967, trong đó cho rằng Mặt Trăng và các thiên thể khác không thuộc phạm vi của những yêu sách sở hữu từ các quốc gia.Reuters đưa tin, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) ngày 13/10 tuyên bố 8 quốc gia đă kư kết thỏa thuận quốc tế về hoạt động thám hiểm Mặt Trăng, được gọi là Hiệp định Artemis, trong bối cảnh cơ quan này đang cố gắng h́nh thành các tiêu chuẩn đối với hoạt động xây dựng các cơ sở lâu dài trên bề mặt Mặt Trăng.
Hiệp định trên được đặt tên theo chương tŕnh Mặt Trăng Artemis của NASA, t́m cách cải tiến luật vũ trụ quốc tế hiện nay bằng cách thiết lập “những vùng an toàn” xung quanh các cơ sở trên Mặt Trăng nhằm ngăn chặn xung đột giữa các quốc gia đang hoạt động tại đó, và bằng cách cho phép các công ty tư nhân sở hữu những nguồn tài nguyên trên Mặt Trăng mà họ khai thác được.
Mỹ, Australia, Canada, Nhật Bản, Luxembourg, Italy, Anh và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đă kư kết các thỏa thuận song phương tại hội nghị vũ trụ hàng năm hôm 13/10 sau nhiều tháng đàm phán trong khuôn khổ nỗ lực từ phía Washington nhằm bồi dưỡng các đồng minh theo kế hoạch đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt Trăng vào năm 2024.
Phát biểu trước báo giới, Giám đốc NASA, ông Jim Bridenstine cho hay: “Những ǵ mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện là thiết lập những quy tắc ứng xử mà mọi quốc gia đều có thể nhất trí... Chúng tôi sẽ đưa Hiệp ước Không gian Vũ trụ vào hoạt động v́ mục đích tạo ra liên minh rộng răi nhất, bao trùm nhất, có quy mô lớn nhất về du hành vũ trụ bằng con người trong lịch sử nhân loại.”
Cũng theo ông Bridenstine, Hiệp định Artemis phù hợp với hiệp ước năm 1967, trong đó cho rằng Mặt Trăng và các thiên thể khác không thuộc phạm vi của những yêu sách sở hữu từ các quốc gia.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump và chính phủ của các quốc gia phóng tàu vũ trụ khác đều coi Mặt Trăng là một tài sản chiến lược.
Mặt Trăng c̣n có giá trị đối với công tác nghiên cứu khoa học lâu dài, vốn có thể cho phép thực hiện những sứ mệnh đến Hỏa tinh trong tương lai.
Đây là những hoạt động nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật vũ trụ quốc tế, vốn bị phần đông xem là đă trở nên lỗi thời./.
|