Nhiều nhóm nhân quyền đang kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) ngăn chặn việc Trung Quốc tranh cử ghế mới trong Hội đồng Nhân quyền LHQ (HRC) do hồ sơ nhân quyền khét tiếng của chế độ cộng sản Bắc Kinh, theo Taiwan News.
Vào ngày 13/10, Đại hội đồng LHQ sẽ chọn 15 thành viên vào Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm 47 thành viên với nhiệm kỳ ba năm bắt đầu vào năm 2021. Các quốc gia tranh cử cho 4 vị trí mới trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Nepal, Pakistan, và Uzbekistan.
Những vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc thực hiện tại Tân Cương và Tây Tạng trong những năm gần đây, bao gồm việc bỏ tù quy mô lớn những người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ trong các trại giam giữ cũng như việc phá hủy các nhà thờ Hồi giáo và nghĩa trang của người Duy Ngô Nhĩ, khiến nhiều nhóm nhân quyền lo ngại rằng liệu nước này có ư định sử dụng chiếc ghế của ḿnh trong HRC để che chắn bản thân thoát khỏi các cuộc điều tra như họ đă từng làm trong quá khứ.
Ông Louis Charbonneau, giám đốc tại LHQ của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền nói: “Những nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng không nên được trao cho chiếc ghế trong HRC.” Ông nói: “Trung Quốc và Ả Rập Xê Út là những nước vi phạm nhân quyền quy mô lớn không chỉ trong nước, mà họ c̣n cố gắng phá hoại hệ thống nhân quyền quốc tế mà họ đang yêu cầu trở thành một phần của nó.”
Ông Charbonneau đề nghị rằng khi không có các ứng viên đủ tiêu chuẩn, các nước thành viên nên từ chối bỏ phiếu.
Từ năm 2007 đến 2019, Trung Quốc đă giữ một ghế trong HRC trong suốt bốn nhiệm kỳ. Vào tháng 11/2018, nước này đă nhận được bản Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ ba được thực hiện khoảng bốn năm một lần để cho phép các quốc gia thành viên LHQ kiểm tra các điều kiện nhân quyền của các quốc gia khác. Theo Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (CHRD), một tổ chức chuyên lập hồ sơ và tăng cường hoạt động cơ sở tại Trung Quốc, trong quá tŕnh xem xét, chế độ cộng sản Trung Quốc tiếp tục giả vờ hợp tác với cộng đồng quốc tế bằng một chiến thuật tŕ hoăn hành động để tránh phải cải thiện hồ sơ nhân quyền tối tăm của ḿnh.
CHRD đánh giá 58 khuyến nghị của UPR mà Trung Quốc tuyên bố “chấp nhận” và “đă thực hiện đầy đủ”, phát hiện rằng 91% trong số đó hoàn toàn chưa được giải quyết và phần c̣n lại chỉ mới giải quyết một phần.
Ví dụ, phụ nữ hay các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc vẫn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trường học. Trong khi đó, việc tăng cường “Hán hóa” các dân tộc thiểu số đă dẫn đến việc thành lập các trại cải tạo tại Tân Cương để đàn áp người Hồi giáo. Cùng lúc đó, các nền văn hóa Tây Tạng, Mông Cổ và các dân tộc thiểu số khác tiếp tục bị xóa sổ một cách có hệ thống.
Lấy cớ bảo vệ an ninh quốc gia, các nhà báo và luật sư Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với việc giam giữ tùy tiện, ép buộc biến mất, tra tấn, và trừng phạt tập thể đối với gia đ́nh họ. Tính đến ngày 4/10, CHRD đă lập hồ sơ 991 trường hợp dân thường hiện bị giam giữ theo những cáo buộc tương tự.
Trong bản cam kết tự nguyện đệ tŕnh lên Đại hội đồng LHQ vào ngày 4/6, Trung Quốc nhấn mạnh rằng “không có một mô h́nh áp dụng chung cho tất cả và vấn đề nhân quyền chỉ có thể tiến bộ tùy vào điều kiện của quốc gia và nhu cầu của người dân.”
CHRD yêu cầu các quốc gia thành viên LHQ bỏ phiếu “không” đối với việc Trung Quốc ứng cử vào chiếc ghế trong HRC bởi v́ tư cách thành viên HRC của một nước không tin vào khái niệm nhân quyền sẽ làm suy yếu các quyền của con người một cách rộng răi, chưa nói đến việc cho phép quốc gia nói trên che đậy những chứng cứ tội ác của chính nó.
|