Những thay đổi lớn sau đại dịch COVID-19 đang cho thấy một bức tranh đầy xáo trộn và đầy những điều không chắc chắn với vấn đề được chú ư nhất có lẽ là sự "trỗi dậy" của Trung Quốc và sự rút lui dần của Mỹ khỏi mối quan hệ với các quốc gia khác. Sau 35 năm thực hiện chính sách một con, tỉ lệ sinh của Trung Quốc hiện ở mức rất thấp và điều này đồng nghĩa với việc lượng người ở độ tuổi lao động đang dần sụt giảm.
Tỉ lệ tăng trưởng giảm
Trong thập kỉ qua, vấn đề được chú ư nhất có lẽ là sự "trỗi dậy" của Trung Quốc và sự rút lui dần của Mỹ khỏi mối quan hệ với các quốc gia khác. Những thay đổi lớn sau đại dịch COVID-19 đang cho thấy một bức tranh đầy xáo trộn và đầy những điều không chắc chắn.
Theo bài viết của tác giả Ross Babbage trên tờ The Australian, nền kinh tế của Trung Quốc đă gặp vấn đề cả trước khi COVID-19 xuất hiện. Từ năm 2007 tới tháng 1/2020, tỉ lệ tăng trưởng chính thức của Trung Quốc đă giảm hơn một nửa, từ 14% xuống chỉ c̣n khoảng 6%.
Ngân hàng Thế giới và thậm chí Thủ tướng Trung Quốc cũng dự đoán tỉ lệ tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại trong tương lai.
Hơn thế nữa, nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm xuống chỉ c̣n khoảng 3%/1 năm vào năm 2030, thậm chí c̣n 1%-1,5% vào năm 2040. Những con số này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn rất lớn, nhưng cuối cùng sẽ tăng trưởng với tốc độ giống kinh tế Mỹ.
Ảnh: Getty Images
Nợ quốc gia của Trung Quốc đă vượt 300% GDP nước này và tiếp tục tăng nhanh hơn bất ḱ nước nào khác trong thời b́nh.
Với nỗ lực duy tŕ tốc độ phát triển kinh tế và ổn định chính trị, Bắc Kinh đă triển khai hàng loạt gói hỗ trợ, tuy nhiên có nhiều dự án không mang lại hiệu quả cao. Nhiều tuyến đường tàu và tàu cao tốc đă được xây dựng ở các vùng hẻo lánh. Hơn 50 "thành phố ma" đă hoàn thiện - với các ṭa nhà, văn pḥng, trung tâm thương mại và sân bay nhưng không có người ở. Hơn 20% số nhà ở ở Trung Quốc bị bỏ trống, và khoảng 1/3 lượng sản xuất ở Trung Quốc được cho là dư thừa.
Một vấn đề lớn hơn là Trung Quốc đang mất dần tính cạnh tranh ở nhiều lĩnh vực. Để đối phó với những thách thức này, ông Tập Cận B́nh đă thúc đẩy chương tŕnh "Made in China 2025" nhằm mục tiêu giúp Trung Quốc đạt được lợi thế toàn cầu trong 10 lĩnh vực công nghệ cao. Mặc dù một số thành công có thể chứng minh tính khả thi của kế hoạch, nhưng nhiều người cho rằng chương tŕnh này không đủ để thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc trong thời gian tới.
Vấn đề quan trọng
Một vấn đề khác của Trung Quốc là nhân khẩu. Sau 35 năm thực hiện chính sách một con, tỉ lệ sinh của Trung Quốc hiện ở mức rất thấp và điều này đồng nghĩa với việc lượng người ở độ tuổi lao động đang dần sụt giảm. Theo ước tính, nếu tiếp tục như vậy, số người lao động ở Trung Quốc sẽ giảm 45 triệu người vào năm 2030 và giảm 200 triệu người vào năm 2050.
Bên cạnh đó, dân số Trung Quốc cũng đang già hóa nhanh chóng. Năm 2016, cứ 7 người lao động th́ có 1 người nghỉ hưu. Tới năm 2030, con số này được ước tính là 4 người lao động và 1 người nghỉ hưu, tới năm 2050 tỉ lệ này sẽ là 2:1. Trung Quốc sẽ có khoảng 250 triệu người nghỉ hưu vào năm 2040.
Những vấn đề đặt ra cho ngân sách, xu hướng đầu tư và năng suất phát triển đều hiện hữu rơ nét. Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ "già trước khi giàu" - tác giả bài viết đánh giá.
Chưa kể, Trung Quốc hiện tại c̣n phải đối diện với những áp lực ngày càng lớn từ quốc tế. Các cáo buộc về đánh cắp sở hữu trí tuệ, gián điệp, can thiệp vào nội bộ nước khác cũng như tranh chấp lănh thổ, dịch tả lợn và COVID-19 đang khiến Trung Quốc vấp phải những sự phản đối gay gắt từ quốc tế.
Ngoại trừ tất cả các vấn đề trước mắt, Trung Quốc c̣n có thể phải đối diện với những t́nh huống không ngờ trước. Nhiều đại dịch mới, thảm họa thiên nhiên, đụng độ vũ trang, khủng hoảng chính trị đều là những khả năng không thể loại trừ. Ông Tập đă nhắc tới những hiện tượng "thiên nga đen" hay "tê giác xám" - chỉ sự cố hoàn toàn bất ngờ - có thể ảnh hưởng tới sức mạnh và phát triển của cả Trung Quốc.