R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Mar 2008
Posts: 13,546
Thanks: 18,289
Thanked 37,743 Times in 10,825 Posts
Mentioned: 159 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1833 Post(s)
Rep Power: 67
|
Đón xem KIỂM PHIẾU TRỰC TUYẾN (ONLINE) NGÀY 3/11/2020:
* Trong ngày 3/11/2020 (theo giờ Mỹ), các website của những cơ quan thông tấn: VOA (bản tiếng Việt lẫn tiếng Anh), FOX News, CNN, New York Times, New York Post, Washington Post, Washington Times... đều đăng tải kết quả trực tuyến (online), kết quả liên tục được bổ sung.
A/ Mỗi tiểu bang kiểm phiếu độc lập (các lá phiếu phổ thông popular votes của cử tri Mỹ) => Ngay khi kiểm phiếu xong, biết được Trump hoặc Biden thắng cử (nghĩa là được nhiều popular votes hơn) tại tiểu bang => LẬP TỨC được QUI ĐỔI thành số phiếu ELECTORAL VOTES (khác nhau tùy tiểu bang, xem bản đồ đính kèm) & HIỆN LÊN TRỰC TUYẾN (online) SỐ PHIẾU ELECTORAL VOTES này (thuộc về Trump hoặc Biden) trên các website nêu trên!
Lại nhắc lần nữa: Quí bạn sẽ thấy rằng số phiếu Electoral votes của từng tiểu bang được qui đổi & hiện lên trực tuyến NGAY LẬP TỨC - ở đây, hoàn toàn KHÔNG có "electors" nào đứng ra bỏ phiếu đại diện cho cử tri Mỹ hết ráo.
(thành thử "electoral votes", dịch sát nghĩa, là: "Phiếu tuyển chọn", không phải "phiếu đại cử tri" bởi v́ làm quái ǵ có ông/bà "đại cử tri" nào ... từ trên trời rơi xuống bỏ phiếu, trong giai đoạn kiểm phiếu trực tuyến đang diễn ra!)
B/ Một khi có ứng viên TT nào chạm được "cột mốc" tổng cộng 270 Electoral votes, hiểu ngay ứng viên đó đắc cử Tổng thống Mỹ rồi đa!
Trong khi đó, bảng kết quả trực tuyến vẫn tiếp tục cho tới khi nào kết thúc kiểm phiếu toàn bộ 50 tiểu bang (và Đặc khu Columbia) - tức số phiếu Electoral votes của từng ứng viên TT, đem cộng lại, là 538 Electoral votes, việc kiểm phiếu đến lúc đó chấm dứt.
Đây là điều đă diễn ra hồi kiểm phiếu trực tuyến năm 2016 giữa Donald Trump và Hillary Clinton.
Do không có kiện cáo đ̣i tái kiểm phiếu, thành thử các hăng thông tấn lớn trên toàn cầu đă loan tin Donald Trump trở thành chủ nhân ṭa Bạch Cung.
(quí bạn chú ư: các hăng thông tấn không việc ǵ phải quan tâm đến cuộc bỏ phiếu "electoral COLLEGE votes" diễn ra gần một tháng sau đó, giữa tháng 12/2016)
C/ Có hai giai đoạn mà bấy lâu nay nhiều người vẫn hiểu lộn ṣng, không phân minh ǵ ráo.
* Giai đoạn QUI ĐỔI THÀNH "ELECTORAL VOTES" là giai đoạn để BIẾT ỨNG VIÊN NÀO TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG MỸ.
Giai đoạn này, xin chú ư, là KHÔNG có ai bỏ phiếu "electoral votes", mà đây hoàn toàn là kỹ thuật qui đổi ngay lập tức từ việc thắng cử popular votes trong từng tiểu bang.
Như hồi năm 2016, khi kết thúc kiểm phiếu: Donald Trump được 306 Electoral votes, Hillary Clinton được 232 Electoral votes. Và như vậy, biết được Donald Trump đă đắc cử Tổng thống! (v́ ông Trump có trong tay nhiều hơn 270 Electoral votes là số phiếu ấn định để trở thành Tổng thống)
* Giai đoạn BỎ PHIẾU "ELECTORAL COLLEGE VOTES" (chú ư: có thêm chữ "College"): đây là giai đoạn xuất hiện người bỏ phiếu bằng xương bằng thịt, gọi là "electors" (cử tri danh dự).
Bỏ phiếu ở giai đoạn này là nhằm ghi nhận SỐ PHIẾU CHÍNH THỨC thuộc về ứng viên đắc cử Tổng thống và số phiếu thuộc về ứng viên đối lập.
Số phiếu ở đây, chú ư, là "Electoral COLLEGE votes" và được ghi chính thức trong lịch sử các kỳ bầu cử.
Như hồi năm 2016, các electors (cử tri danh dự) bỏ phiếu với kết quả: Donald Trump được 304 Electoral COLLEGE votes (bị hụt mất 2 phiếu so với số Electoral votes mà ông Trump có được trong kỳ kiểm phiếu trực tuyến vào tháng 11 trước đó);
Hillary Clinton được 227 Electoral COLLEGE votes (bị hụt mất 5 phiếu so với số Electoral votes mà bà Hillary có được trong kỳ kiểm phiếu vào tháng 11 trước đó).
Số phiếu 304 (Donald Trump) / 227 (Hillary Clinton) là con số cuối cùng, chính thức được ghi nhận.
Thấy ǵ?
* Việc bỏ phiếu "Electoral COLLEGE votes", THEO LUẬT ĐỊNH, là cuộc bỏ phiếu NGHI THỨC (format voting), không có thẩm quyền đi ngược với sự lựa chọn của cử tri Mỹ (người dân Mỹ)!
Tức là vẫn phải bảo đảm kết quả ứng viên nào đă đắc cử Tổng thống trong kỳ bầu cử vào tháng 11 trước đó!
* Thành thử chỉ có một ít electors uống mật gấu mà bỏ phiếu "bẻ kèo" (không giữ đúng cam kết bỏ phiếu cho người thắng cử tại từng tiểu bang).
Đó, cả ông Trump lẫn bà Hillary đều bị hụt mất vài phiếu "Electoral COLLEGE votes" so với "Electoral votes" (Trump hụt 2 phiếu, Hillary hụt 5 phiếu). Là v́ có 7 electors bỏ phiếu "bẻ kèo".
Nhưng, không như báo chí ưng đưa tin giật gân / kích động, ngay cả nhúm 7 electors bỏ phiếu "bẻ kèo" th́ họ cũng KHÔNG bỏ phiếu cho ứng viên đối lập với đảng của họ - mà họ chỉ bỏ phiếu mang tính chất "phá thối": bỏ phiếu cho... những nhân vật nằm NGOÀI ứng viên Trump lẫn Hillary (xem bản đồ đính kèm hồi năm 2016)!
Những electors "phá thối", sau đó, sẽ bị chế tài tùy theo qui định của mỗi tiểu bang hoặc đảng phái đặt ra. Nhúm electors này, hẳn nhiên, sẽ bị cạch mặt, không bao giờ được chọn cử đi bỏ phiếu "electoral COLLEGE votes" cho những cuộc bầu cử Tổng thống về sau.
D/ Nếu có kiện cáo về kiểm phiếu tại những tiểu bang nào đó, PHẢI ĐỢI T̉A ÁN PHÂN XỬ.
* Như hồi tranh cử năm 2000 giữa G.Bush (Bush "con) bên Cộng ḥa với Al Gore bên Dân chủ. Bấy giờ, bên Al Gore kiện đ̣i tái kiểm phiếu tại tiểu bang Florida. Chuỗi thụ lư: kiện lên Ṭa tiểu bang, nếu cả hai phe (DC, CH) không thuận => kiên lên Ṭa phúc thẩm liên bang => cũng không thuận, kiện lên Tối cao Pháp viện, và phán quyết của Tối cao Pháp viện là tối hậu, không tranh căi nữa.
Hồi đó, năm 2000, phải đợi Tối cao Pháp viện ra phán quyết, mới ngả ngũ G.Bush đắc cử Tổng thống.
* Kỳ này, bầu cử 2020, có thể sẽ xảy ra kiện cáo về kiểm phiếu tại một vài tiểu bang. Do đó, sau ngày 3/11/2020 có thể vẫn chưa phân định dứt khoát Donald Trump hoặc Joe Biden đắc cử Tổng thống (tức sở hữu 270 Electoral votes trở lên).
Chúng ta sẽ có thể không biết NGAY LẬP TỨC ai đắc cử TT như hồi năm 2016. Mà phải đợi, trong ṿng 1 tháng, qua phán quyết của hệ thống Ṭa án.
|