Vắc-xin trị Covid-19 của Pfizer Inc. và BioNTech SE sẽ hỏng sau 5 ngày ră đông từ -70 độ C và mỗi người cần tiêm hai mũi, chưa kể nhiều quốc gia phải đối mặt với sự gia tăng tốn kém của cơ sở hạ tầng chuỗi làm lạnh sâu.Điều đó có nghĩa là các quốc gia cần phải xây dựng từ đầu các mạng lưới sản xuất, bảo quản và vận chuyển đông lạnh cần thiết để vắc-xin tồn tại. Sự đầu tư và phối hợp khổng lồ này chỉ các quốc gia giàu có mới đảm bảo được quyền tiếp cận - và thậm chí sau đó có lẽ chỉ những người dân thành thị của họ, theo Đài truyền h́nh Bloomberg.
Chi phí triển khai tiêm vắc-xin Pfizer có thể sẽ làm dấy lên những lo ngại rằng các quốc gia giàu có hơn sẽ có được loại vắc-xin tốt nhất trước tiên, bất chấp Tổ chức Y tế Thế giới nỗ lực hỗ trợ chương tŕnh Covax nhằm huy động 18 tỉ USD để mua vắc-xin cho các nước nghèo hơn.
Một lựa chọn đang phải đối mặt ở các nước đang phát triển trên khắp thế giới là trả tiền cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng chuỗi lạnh sâu subzero rất đắt đỏ.Ngay cả đối với các quốc gia giàu có đă đặt mua trước liều lượng, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Anh, việc vận chuyển vắc-xin Pfizer sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể có khả năng làm hư vắc-xin như: xe tải bị hỏng, điện bị cắt, công nhân thiết yếu bị ốm và băng tan.Được đóng gói vào xe tải bảo quản lạnh, những lọ vắc-xin đó sẽ đến nơi tiêm chủng, chúng có thể ră đông và được bảo quản trong tủ lạnh ở khoảng 2 - 8 độ C chỉ trong tối đa 5 ngày trước khi hỏng.
Ông Michael Kinch, một chuyên gia về vắc-xin tại Đại học Washington ở TP St. Louis, bang Missouri - Mỹ, cho biết: "Nhiệt độ không đủ lạnh có thể làm hỏng rất nhiều vắc-xin".
Trong các điều kiện bảo quản và chuyên chở trên, giá thành của vắc-xin có thể quá đắt đối với nhiều quốc gia đang phát triển.
Ông T. Sundararaman, điều phối viên toàn cầu của Phong trào Sức khỏe Nhân dân - một tổ chức tập hợp các nhà hoạt động địa phương có trụ sở tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ - cho biết: "Hầu hết các loại vắc-xin này cần trữ đông đến -70 độ C, điều mà chúng tôi không thể làm được ở Ấn Độ".
Pfizer đă có đơn đặt hàng từ một số nước đang phát triển như Peru, Ecuador và Costa Rica. Không rơ các quốc gia đó có kế hoạch phân phối rộng răi các mũi tiêm này như thế nào. Tuy nhiên, các đơn đặt hàng nhỏ dưới 10 triệu liều của họ cho thấy việc triển khai bị hạn chế.
Sau khi công bố dữ liệu sơ bộ tích cực của họ, hiện nay một số chính phủ đă gấp rút hoàn thành đơn đặt hàng và bắt đầu đàm phán với Pfizer và BioNTech. Liên minh châu Âu xác nhận đơn đặt hàng lên tới 300 triệu liều vào ngày 10-11. Trong khi đó, Philippines, Singapore và Brazil cho biết họ đang đàm phán.
|