11/21/20
How to Lose the Information War: Russia, Fake News, and the Future of Conflict.
By: Jankowics -Foreign Affairs, November 19, 2020
Lược dịch: Minh Đăng
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đă đẩy mối đe dọa về thông tin sai lệch lên hàng đầu sự chú ư dư luận. Người Mỹ đă bị sốc trước những nỗ lực của Nga nhằm gây ảnh hưởng đến cử tri bằng cách lan truyền những câu chuyện sai lệch. Họ chưa bao giờ tưởng tượng rằng một thế lực nước ngoài có thể sử dụng mạng xă hội và các công nghệ hiện đại khác để can thiệp vào cuộc bầu cử của họ.
Bốn năm sau, có vẻ như các thế lực nước ngoài không thể làm ảnh hưởng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Cơ quan an ninh mạng và hạ tầng mạng Hoa Kỳ (CISA) đă tuyên bố cuộc bầu cử 2020 là “an toàn nhất trong lịch sử”. Tuy nhiên, thông tin sai lệch tiếp tục lan truyền rộng răi, khi Tổng thống Donald Trump từ chối nhượng bộ Tổng thống đắc cử Joe Biden. Các thuyết âm mưu về tính hợp pháp của diễn biến kết quả bầu cử thông qua mạng xă hội tiếp tục tràn ngập. Sự bế tắc hiện tại là một lời nhắc nhở rằng thông tin sai lệch không chỉ là một mối đe dọa từ nước ngoài – nó c̣n là một bệnh lư của Mỹ.
Thông tin sai lệch được “sản xuất” ngay trong nước Mỹ mùa bầu cử năm nay gồm các cáo buộc rằng những người antifa là thủ phạm gây cháy rừng ở California; cùng các tin đồn nhảm – được nuôi dưỡng bởi thuyết âm mưu của QAnon – rằng Trump đang cứu đất nước khỏi một nhóm ấu dâm! Những thông tin sai lầm và hoang đường như vậy đă nảy nở từ những rạn nứt xă hội ngày càng mở rộng dưới thời Trump. Những chia rẽ này đă trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19, cùng bốn năm hùng biện dân túy của Trump; và từ môi trường truyền thông xă hội khuyến khích sự phẫn nộ và chủ nghĩa cực đoan.
Tổng thống tân cử Joe Biden và các cố vấn của ông dường như nhận ra quy mô và phạm vi của vấn đề. Biden là người Mỹ duy nhất kư Cam kết toàn vẹn trong bầu cử, một tài liệu năm 2019 do nhóm phi lợi nhuận xuyên Đại Tây Dương (có tên Alliance of Democracies) soạn thảo. Nhóm các chính trị gia chủ yếu ở châu Âu đă kư cam kết rằng họ sẽ không “bịa đặt, sử dụng hoặc phát tán dữ liệu hoặc tài liệu bị làm giả/bị đánh cắp cho các mục đích tuyên truyền sai lệch”; phân phối các video deepfake; hoặc sử dụng các phương tiện không xác thực, chẳng hạn như bot, để khuếch đại thông điệp tin nhảm.
Chính quyền Biden trước tiên phải đảm bảo rằng tất cả các cấp của chính phủ liên bang đều coi trọng mối đe dọa về thông tin sai lệch. Thách thức này không c̣n là một chủ đề phụ được thảo luận với tông giọng kín đáo ngoài tầm tai của tổng thống, v́ dưới thời Trump, ông đă gọi thông tin sai lệch là “một tṛ lừa bịp” và bác bỏ bất kỳ hành động nào để chống lại nó. Do đó, các cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ lên án mạnh mẽ việc lan truyền các thông điệp sai lệch. Ṭa Bạch Ốc cũng không bao giờ ban hành một chính sách thống nhất để hướng dẫn các cơ quan hợp tác chống lại thông tin sai lệch.
Một số tổ chức nhỏ của chính phủ – đặc biệt CISA, mà giám đốc, Christopher Krebs, đă bị sa thải qua tweet của tổng thống trong tuần này – đă phải gánh một trách nhiệm nặng nề. Tuy nhiên, chống tin giả cần mọi cánh tay của chính phủ. Các quốc gia khác, chẳng hạn Vương quốc Anh, đánh giá cao tầm quan trọng của vấn đề. Chính phủ Anh triệu tập các quan chức chính sách đối ngoại lẫn các ban ngành khác để phát triển những kế hoạch giảm thiểu các mối đe dọa trực tuyến và ứng phó với các cuộc khủng hoảng cụ thể, chẳng hạn vụ tin đồn ầm ĩ liên quan vụ đầu độc cựu sĩ quan t́nh báo Nga Sergei Skripal năm 2018.
Hoa Kỳ nên thực hiện cách tiếp cận tương tự, bằng cách lập ra một bộ phận chống tin giả trong Hội đồng An ninh Quốc gia cùng ban giám đốc tương ứng. Văn pḥng này sẽ giám sát hệ sinh thái thông tin để t́m các mối đe dọa và điều phối những phản ứng chính sách liên ngành. Nó sẽ không cố gắng phục vụ bất kỳ vai tṛ kiểm tra thông tin hoặc kiểm duyệt nội dung nào, do đó tránh được các cáo buộc kiểm duyệt. Nhóm sẽ tập hợp các ư tưởng và ư kiến từ bên ngoài, chẳng hạn Bộ Giáo dục và các tổ chức như Quỹ Quốc gia về Nhân văn (National Endowment for the Humanities); đồng thời nên khuyến khích hợp tác và chia sẻ thông tin với khu vực tư nhân và với các nhóm xă hội dân sự.
Các phiên điều trần Quốc hội thời Trump liên quan đến thông tin sai lệch hầu hết mang nặng tính tŕnh diễn, khi thành viên Quốc hội thường chỉ trích các giám đốc công nghệ nhưng họ chẳng có chính sách cụ thể ǵ. Biden nên khuyến khích Quốc hội thành lập một ủy ban liên hợp để giám sát thông tin. Một ủy ban hỗn hợp Cộng ḥa-Dân chủ như vậy sẽ đảm bảo rằng các nền tảng truyền thông xă hội được bảo vệ khỏi nội dung độc hại từ nước ngoài và không trở thành con mồi cho thành kiến đảng phái. Các nhà lập pháp có thể buộc các công ty truyền thông xă hội báo cáo về các quyết định mà họ đưa ra liên quan thuật toán và kiểm duyệt nội dung.
Hoa Kỳ đă tụt hậu một cách thảm hại so với một số nước trong việc thiết lập và thực hiện luật chống thông tin sai lệch. Các dự luật lưỡng đảng, theo lẽ thường, chẳng hạn Đạo luật Quảng cáo Trung thực (Honest Ads Act) với nội dung buộc việc tài trợ và quảng cáo chính trị trực tuyến phải minh bạch – được đề xuất bởi Lindsey Graham, thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa từ Nam Carolina – đă bị khước từ bởi chính lănh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, người cũng thuộc đảng Cộng ḥa. Một dự luật khác, đă được thông qua tại Hạ viện – với nội dung yêu cầu Quỹ Khoa học Quốc gia và Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia tiến hành nghiên cứu thông tin sai lệch liên quan đại dịch COVID-19 – đă không giành được bất kỳ sự đồng thuận nào của đảng Cộng ḥa và hiện vẫn c̣n nằm trong ngăn kéo Ủy ban Thượng viện về Y tế, Giáo dục, Lao động và Lương hưu. Quốc hội cần nên thừa nhận rằng thông tin sai lệch không phải là một vấn đề đảng phái.
Những nỗ lực nghiêm túc để chống thông tin sai lệch đ̣i hỏi một ngân sách tương xứng. Chính quyền Biden nên t́m đến các đồng minh có nhiều năm kinh nghiệm. Một số quốc gia châu Âu đă đầu tư nhiều vào việc xây dựng các chương tŕnh truyền thông và kỹ thuật số cho cả học sinh và người lớn trong độ tuổi đi bầu. Các chương tŕnh này gồm “xóa mù truyền thông” (của Phần Lan) thậm chí cho học sinh mẫu giáo; hoặc tiếp cận cộng đồng (của Thụy Điển) giúp mọi người học cách điều hướng môi trường trực tuyến ngày càng trở nên điên cuồng để họ có thể nhận ra thông điệp sai hoặc độc hại. Dữ liệu từ Ukraine đă cho thấy rằng trong dài hạn, các chương tŕnh này thay đổi hành vi và khiến công dân ít bị thao túng hơn. Ngoài việc tài trợ cho những chương tŕnh tương tự ở các trường học và đại học, chính quyền Biden nên xem xét trao quyền cho các thư viện công cộng – nơi mà 78% người Mỹ tin rằng là nguồn thông tin “đáng tin cậy” – để thực hiện các sáng kiến về “xóa mù truyền thông”.
Chính quyền Biden cũng nên tăng cường phương tiện truyền thông đại chúng để cung cấp các lựa chọn thay thế tỉnh táo hơn, ngoài tin tức của các hăng tư nhân. Các mạng tin tức và đài phát thanh của đảng phái Hoa Kỳ đă giúp thúc đẩy sự phân cực và mất ḷng tin đối với các phương tiện truyền thông. Các quốc gia chứng minh được khả năng chống lại thông tin sai lệch cao hơn, chẳng hạn như Đức và Vương quốc Anh, có xu hướng đầu tư vào một hệ sinh thái truyền thông đại chúng mạnh mẽ. Hoa Kỳ hiện chi 1,35 USD một người mỗi năm cho dịch vụ truyền thông đại chúng thuộc quản lư nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ nên hỗ trợ các phương tiện truyền thông đại chúng nhiều hơn, chứ không phải đe dọa (như Trump đă làm vào tháng Hai) cắt giảm tài trợ.
Cả Dân chủ và Cộng ḥa đều có thể đứng sau những chính sách này. Nhưng những biện pháp này sẽ chỉ bắt đầu giải quyết hiện tượng thông tin sai lệch trực tuyến. Niềm tin của công chúng vào Hoa Kỳ đă bị phá vỡ đến mức thông tin sai l
ệch có khả năng gia tăng ngay cả khi đối mặt với những nỗ lực phối hợp của chính phủ để chống lại nó. Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris phải tính đến thách thức trong việc sửa chữa những rạn nứt chính trị và xă hội khiến thông tin sai lệch phát triển mạnh như hiện nay.
Nếu không có sự khẩn trương nghiêm túc ở các cấp cao nhất và hiểu rằng việc chống lại thông tin sai lệch bắt đầu bằng quản trị tốt th́ sự hỗn loạn của thời Trump sẽ chứng tỏ rằng tin nhảm là “chuẩn mực” chứ không phải ngoại lệ.
Links:
https://www.wilsoncenter.org/book/how-lose-information-war-russia-fake-news-and-future-conflict