Tham vọng quân đội đẳng cấp thế giới của thế giới. Họ không ngần ngại tuyên bố muốn “hiện đại hóa hoàn toàn” vào năm 2021 và trở thành “quân đội đẳng cấp thế giới” vào năm 2050. Trước đây, hiện tại và tương lai Trung Quốc nỗ lực đổ tiền vào hiện đại hóa vũ khí quân sự, tái cấu trúc quân đội. SCMP đă vạch ra “lỗ hổng” lớn nhất của tham vọng này lại đến từ chính con người.
Trung Quốc sở hữu lực lượng quân đội đông nhất thế giới (ảnh: China Daily)
Chính thức được thành lập vào năm 1927, bất chấp các nỗ lực thu hẹp quy mô, quân đội Trung Quốc hiện vẫn có hơn 2 triệu binh sĩ tại ngũ – đông nhất thế giới.
Theo sách trắng quốc pḥng năm 2019, Trung Quốc đă giảm hơn 300.000 binh sĩ tại ngũ.
Cùng với cắt giảm quân số, Trung Quốc chi nhiều tiền hơn vào phát triển vũ khí nhằm thực hiện tham vọng “hiện đại hóa hoàn toàn” quân đội theo mục tiêu ông Tập Cận B́nh đề ra từ năm 2012.
Tham vọng cuối cùng của Trung Quốc không ǵ hơn là có lực lượng quân sự sánh ngang với quân đội Mỹ. Tuy nhiên, để hiện thực tham vọng này, Trung Quốc c̣n một chặng đường rất dài phía trước, theo SCMP.
Năm 2020, Trung Quốc chi 193 tỷ USD cho quốc pḥng, tăng 6,6% ngân sách so với năm ngoái. Chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Trung Quốc đă nhiều lần bị chỉ trích là thiếu minh bạch trong công bố mức chi tiêu cho quân sự. Năm 2019, Trung Quốc công bố chi 176 tỷ USD cho quốc pḥng, nhưng Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm ước tính con số thực tế là 261 tỷ USD.
Năm 2019, Mỹ chi 732 tỷ USD cho quốc pḥng.
Mặc dù không tiếc tiền đầu tư cho quân đội, nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc đang đối mặt với những hạn chế từ chính các chỉ huy cao cấp. Đây cũng là điểm yếu lớn nhất khi Trung Quốc nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
“Khi nh́n vào các thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), chỉ có một vài người là có kinh nghiệm tác chiến thực tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những người đó lại có từ hàng chục năm trước”, một nguồn tin giấu tên nói với SCMP.
Liang Guoliang – chuyên gia quân sự ở Hong Kong – cho rằng, việc quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm thực chiến có thể ảnh hưởng lớn đến huấn luyện cũng như hiện đại hóa quân sự.
Trung Quốc c̣n cách rất xa mục tiêu “quân đội đẳng cấp thế giới”, theo chuyên gia (ảnh: Sohu)
Nhiều chỉ huy cao cấp của quân đội Trung Quốc không quen với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật quân sự.
“Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự quen thuộc với các chỉ huy cấp cao đă bị loại bỏ và thay thế trong quá tŕnh hiện đại hóa”, ông Guoliang nói.
Theo chuyên gia quân sự Antony Wong Dong (Ma Cao), học thuyết huấn luyện quân sự kiểu mới của Trung Quốc đang được học hỏi từ Mỹ, Nga. Tuy nhiên, trong khi quân đội Nga, Mỹ đă trải qua nhiều cuộc chiến thực sự ở Trung Đông th́ quân đội Trung Quốc chỉ dừng lại ở huấn luyện và tập trận.
Một điểm khác khiến quân đội Trung Quốc khó có thể trở thành “đẳng cấp thế giới” là không có hệ thống đồng minh quân sự sâu rộng như Mỹ, Nga, theo các chuyên gia.
Theo sách trắng quốc pḥng năm 2019, Trung Quốc “ủng hộ quan hệ đối tác hơn liên minh quân sự và không tham bất kỳ khối quân sự nào”.
Ở châu Á, Mỹ không chỉ có những căn cứ quân sự hùng hậu và c̣n có khối liên minh quân sự, thường gọi là nhóm “Bộ tứ kim cương”, bao gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Úc.
VietBF@ sưu tầm.