Theo một báo cáo gần đây, Nga được cho là muốn thiết lập thêm 6 căn cứ quân sự mới, sẵn sàng vượt mặt ảnh hưởng của Mỹ.
Vào giữa tháng 11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă ban hành sắc lệnh chấp thuận đề xuất của Chính phủ về việc thành lập một cơ sở hải quân trên bờ Biển Đỏ ở Sudan.
Căn cứ hậu cần cho hải quân sẽ có sự hiện diện của 300 nhân viên quân sự và dân sự cũng như 4 tàu chiến, bao gồm cả tàu có động cơ hạt nhân. Cơ sở gần Port Sudan sẽ là căn cứ quân sự đầu tiên của Nga ở châu Phi và là căn cứ hải quân thứ hai bên ngoài Liên Xô cũ, sau Tartus ở Syria.
Mặc dù Moscow đảm bảo trung tâm hậu cần mới sẽ mang tính chất pḥng thủ và được xây dựng với mục đích duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực, có quan điểm cho biết Nga sẽ củng cố tiền đồn mới ở châu Phi bằng một hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến.
Các báo cáo khác cũng nêu rằng, Nga sẽ cung cấp cho Sudan vũ khí bổ sung để bảo vệ cơ sở trong khi quân đội Nga cũng được đóng quân trên lănh thổ Sudan.
Thỏa thuận Nga-Sudan được đưa ra chỉ một tháng sau khi chính quyền Trump tuyên bố sẽ loại Sudan khỏi danh sách đen các nhà nước bảo trợ khủng bố, vốn được coi là phần thưởng cho việc kư kết thỏa thuận b́nh thường hóa với Israel.
Xét về bước đột phá này, thỏa thuận của Điện Kremlin với Khartoum có thể được coi là một bất ngờ khó chịu đối với Mỹ. Một số nhà quan sát mô tả động thái như một đ̣n giáng vào khao khát của Washington trong việc có được đ̣n bẩy lớn hơn đối với chính quyền chuyển tiếp ở Sudan.
Samuel Ramani, nhà phân tích địa chính trị chuyên về chính sách đối ngoại Nga ở Trung Đông, nhận định với The New Arab rằng Sudan đang theo đuổi một cách tiếp cận chính sách đối ngoại đa hướng.
Khartoum có quan hệ cân bằng với các đối thủ Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, UAE và Saudi Arabia, cũng như đang cố gắng cân bằng chiến lược duy tŕ quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nga và Trung Quốc. “Càng có nhiều quan hệ đối tác, Sudan càng có nhiều khoản đầu tư vào nền kinh tế thiếu vốn”, Ramani đánh giá.
Sergey Sukhankin, nhà nghiên cứu tại Jamestown Foundation, giải thích rằng Sudan có thể sử dụng căn cứ hải quân của Nga như một đ̣n bẩy đối với các bên liên quan đang quan tâm đến việc mở rộng sự hiện diện ở nước này.
“Đó không chỉ là về Mỹ, mà thông điệp c̣n được thiết kế cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số thế lực khác từ các quốc gia vùng Vịnh”, Sukhankin nhấn mạnh.
Theo quan điểm của Ramani, các quan chức Mỹ nhận thức được chiến lược cân bằng của Sudan và không coi việc Khartoum hợp tác hoặc mua vũ khí từ Nga là minh chứng cho nỗ lực thiết lập quan hệ bền chặt hơn với Moscow. Do đó, phản ứng của Mỹ đối với việc thiết lập căn cứ của Nga ở Sudan khó có thể trở thành lời chỉ trích công khai.
Xét cho cùng, quyết định cho phép Nga đặt căn cứ của Sudan không hẳn là điều đáng ngạc nhiên, v́ cả hai nước đă thiết lập quan hệ song phương chặt chẽ dưới thời chính quyền Bashir.
Trên thực tế, cựu lănh đạo Sudan khẳng định với người Nga rằng Khartoum sẵn sàng chào đón sự hiện diện của Moscow tại quốc gia này, và Điện Kremlin chỉ đơn giản là tiếp tục các cuộc đàm phán với chính quyền mới.
Cửa ngơ của Moscow đến châu Phi?
Cơ sở hải quân ở Port Sudan chắc chắn báo trước sự trở lại của Nga trên bản đồ địa chính trị châu Phi, các tuyến đường hàng hải cũng như đại dương xung quanh. Bằng cách sử dụng Sudan như một bàn đạp để tiếp cận các quốc gia cận Sahara khác, chuyên gia Sukhankin tin rằng Nga có khả năng tăng cường nỗ lực không chỉ ở Trung Phi mà c̣n ở các nước thuộc nhóm Sahel G5.
Bên cạnh các mục tiêu địa kinh tế và t́m kiếm đ̣n bẩy đối với tương lai chính trị ở Sudan, căn cứ hải quân c̣n mang đến cho Moscow khả năng ngăn chặn tuyến giao thông qua Biển Đỏ (Kênh đào Suez) nhằm tái định hướng phần nào đó lưu lượng thương mại quốc tế đối với Tuyến đường Biển Bắc, vốn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Moscow, theo chuyên gia Sukhankin.
Bán vũ khí cùng với các thỏa thuận an ninh và quân sự cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong các kế hoạch địa chính trị của Nga khi nước này được ghi nhận là nhà cung cấp vũ khí chính cho khu vực.
Với thị phần 37,6%, Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Châu Phi và theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm (SIPRI), Châu Phi (không có Ai Cập) chiếm 16% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga trong giai đoạn 2014-2019.
Trong khi Algeria và Ai Cập cho đến nay là những khách hàng có giá trị nhất trong ngành công nghiệp vũ khí Nga, doanh số bán hàng sẽ c̣n tăng trong tương lai khi Moscow đă kư các hợp đồng vũ khí với Angola, Nigeria, Sudan, Mali, Burkina Faso và Guinea Xích Đạo, với các mặt hàng bao gồm máy bay, trực thăng, tên lửa chống tăng và động cơ cho máy bay chiến đấu. Hơn nữa, Nga đă kư kết các thỏa thuận hợp tác quân sự với 28 quốc gia ở châu Phi, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng động lực duy nhất của Nga là tăng doanh số bán vũ khí. Theo CSIS của Mỹ, Moscow đă tăng gấp ba lần thương mại với châu Phi, từ 6,6 tỷ USD năm 2010 lên 18,9 tỷ USD năm 2018, đầu tư vào lĩnh vực dầu khí cũng như thúc đẩy điện hạt nhân.
Sẽ có nhiều căn cứ Nga ở châu Phi?
Theo một báo cáo bị ṛ rỉ của bộ Ngoại giao Đức có tiêu đề "Tham vọng châu Phi mới của Nga", đăng tải lần đầu trên tờ nhật báo Bild của Đức, Nga được cho là đang đề nghị thiết lập các căn cứ quân sự ở sáu quốc gia, bao gồm Ai Cập, Cộng ḥa Trung Phi, Eritrea, Madagascar, Mozambique và Sudan.
Mặc dù đúng là Nga quan tâm (một phần) đến việc giành lại ảnh hưởng ở châu Phi, nhưng chuyên gia Sukhankin tỏ ra khá thận trọng về việc mở rộng quân sự của Nga ở lục địa này.
“Các nhà hoạch định chính sách của Nga nhận thức rơ một trong những lư do chính khiến nền kinh tế Liên Xô sụp đổ là kinh doanh vượt quá khả năng khi t́m cách có mặt ở khắp mọi nơi. Đây là điều mà Nga sẽ cố gắng tránh mặc dù rất quan tâm đến việc mở rộng sự hiện diện/ảnh hưởng của ḿnh ở châu Phi”, ông nói với tờ The New Arab.
Theo đó, khi lănh đạo Sudan và Cộng ḥa Trung phi đề nghị cho Nga cơ hội thiết lập căn cứ vào năm 2018/19, phản ứng của Nga không nhiệt t́nh như mong đợi, v́ việc tham gia sâu hơn vào châu Phi sẽ đ̣i hỏi nhiều đầu tư và nguồn lực mà Moscow không có.
Đă có nhiều đồn đoán rằng Nga sẽ hỗ trợ tướng Khalifa Haftar để thiết lập một căn cứ ở miền Đông Libya, nhưng các cuộc đàm phán về vấn đề này vẫn chưa thành công. Ngoài ra, Nga được cho là đă xem xét việc thành lập một trung tâm hậu cần ở Eritrea (Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đă đến thăm đất nước này vào năm 2018) nhưng đề xuất cũng không có tiến triển.
Nga đă kịch liệt bác bỏ khả năng thành lập căn cứ ở Somaliland, mặc dù tờ New York Times hồi tháng 1 đưa tin rằng Berbera ở Somaliland là vị trí tiềm năng đối với căn cứ của Nga.
Câu hỏi chính là liệu Moscow có xem xét những bài học của Liên Xô năm xưa hay không. Với chiến lược của Nga ở châu Phi là coi trọng sự linh hoạt cũng như điều kiện thiếu chiều sâu tài chính, nhiều khả năng Sudan sẽ là căn cứ duy nhất của họ trên lục địa này trong tương lai gần.
VietBF @ Sưu tầm