“Điều chúng tôi lo sợ là chính quyền cho phép các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trốn tránh các khoản nợ dưới danh nghĩa vỡ nợ”.
“Đây có thể là một cuộc khủng hoảng tín dụng lịch sử”, một nhà đầu tư nợ nói với Tạp chí Caixin, đề cập đến một loạt các vụ vỡ nợ trái phiếu gần đây của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Hai công ty nhà nước có trái phiếu xếp hạng AAA vừa vỡ nợ là: Brilliance Auto Group Holdings Co., một nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Thẩm Dương có liên kết với BMW AG (Đức) và Yongcheng Coal and Power Holding Group Co. Ltd., một công ty khai thác than lớn ở tỉnh Hà Nam.
Cả hai đều là những công ty được chính quyền địa phương chống lưng, v́ vậy các nhà đầu tư mất cảnh giác và sự việc vỡ nợ của họ đă gây ra phản ứng dây chuyền tới các vụ phát hành trái phiếu khác.
Nhiều người mua trái phiếu đă tính toán dựa vào các gói cứu trợ của chính phủ để giảm rủi ro vỡ nợ của các DNNN. Nhưng trong bối cảnh thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuyển rủi ro sang thị trường, các chính quyền địa phương đă không có các phản ứng thích đáng. Hiện họ đang bị chỉ trích v́ cho phép các DNNN vỡ nợ và trốn tránh trách nhiệm với các khoản nợ do các doanh nghiệp được chính phủ hậu thuẫn.
Một người tham gia thị trường trái phiếu cho biết: “Việc các DNNN vỡ nợ không phải là một điều quá khủng khiếp. “Điều chúng tôi lo sợ là chính quyền cho phép các DNNN trốn tránh các khoản nợ dưới danh nghĩa vỡ nợ thị trường”.
Hiện thách thức lớn nhất đối với chính quyền ĐCSTQ là làm thế nào để thúc đẩy tái cơ cấu thị trường hóa các DNNN, trong khi tránh sự sụp đổ tín dụng trong nước có thể gây ra hiệu ứng domino.
Thị trường trái phiếu Trung Quốc hỗn loạn
Theo ước tính của một nhà đầu tư môi giới, việc bán tháo trái phiếu doanh nghiệp do Brilliance Auto và Yongcheng vỡ nợ đă gây thiệt hại 60 tỷ nhân dân tệ (9,15 tỷ USD) cho các nhà đầu tư trái phiếu. Ông nói: “Một khi các DNNN vỡ nợ, nó sẽ khiến thị trường đảo lộn”.
Nhiều công ty năng lượng đă hủy bỏ hoặc tŕ hoăn kế hoạch phát hành trái phiếu trong tháng 11. Một doanh nghiệp khai thác than ở Sơn Tây đă phải trả lăi suất 5% cho một trái phiếu siêu ngắn hạn phát hành ngày 18/11, cao hơn 1,1 điểm phần trăm so với trái phiếu trước đó của cùng một công ty phát hành.
Tốc độ vỡ nợ của DNNN tăng đáng kể vào năm 2020, khi 10 công ty thuộc sở hữu nhà nước vỡ nợ trái phiếu với tổng cộng 54 tỷ tệ, chiếm 42% tổng số giá trị vỡ nợ.
Một số cơ quan quản lư nhà nước cho rằng tất cả các bên đều phải chịu trách nhiệm về các vụ vỡ nợ của DNNN.
“Khi các chủ nợ cho họ vay nhiều tiền như vậy, họ đă thực hiện việc kiểm soát rủi ro của ḿnh đúng cách chưa?” một nhà quản lư cấp cao hỏi.
Về việc ai phải chịu trách nhiệm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang đă chỉ ra trong một bài báo đăng ngày 17/11 rằng các nhà đầu tư nên chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi Trung Quốc thay đổi chính sách để phá vỡ lời hứa cố hữu về việc “đảm bảo thanh toán” trên thị trường trái phiếu, nơi mà “một tỷ lệ đáng kể rủi ro tập trung rơ ràng ở các ngân hàng, cuối cùng sẽ do chính phủ gánh chịu”.
Yongcheng thất thủ như thế nào?
Công ty Yongcheng Coal vỡ nợ trái phiếu siêu ngắn hạn trị giá 1 tỷ tệ (151 triệu USD) đến hạn vào ngày 10/11 mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Chỉ vào tháng trước, công ty thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Hà Nam đă được xếp hạng cao nhất có thể từ một hăng đánh giá tín dụng trong nước. Báo cáo tài chính của công ty cho thấy họ có hơn 32,8 tỷ tệ tiền và các khoản tương đương tiền tính đến cuối tháng 9.
Công ty mẹ của nó là Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất và Năng lượng Hà Nam (Henan Energy), công ty nhà nước lớn nhất tỉnh về tài sản mới là bên quyết định cách thức Yongcheng sử dụng tiền mặt và liệu nó có thể trả nợ trái phiếu hay không, theo một người thân cận với đơn vị này.
Trong những năm gần đây, Henan Energy đă mở rộng hoạt động kinh doanh từ than và hóa chất sang các lĩnh vực như thương mại, logistics và tài chính, với 34 công ty con. Hầu hết đều thua lỗ ngoại trừ việc kinh doanh than. Năm 2019, công ty mẹ đạt lợi nhuận ṛng 38,8 triệu tệ, trong khi Yongcheng đă tạo ra lợi nhuận ṛng 995 triệu tệ.
Công ty mẹ Henan Energy đă chậm trả lương cho nhân viên tới 5 tháng kể từ nửa cuối năm 2018. Một số lănh đạo của cả công ty mẹ và Yongcheng đă bị kết án tù hoặc bị điều tra về tội tham nhũng.
Ủy ban Giám sát và Quản lư Tài sản Nhà nước (SASAC) của tỉnh Hà Nam và chính quyền tỉnh này đă phát hiện ra một cuộc khủng hoảng nợ ít nhất một tháng trước khi vỡ nợ. Vào ngày 5/10/2020, một tài liệu được gọi là “Nhăn đỏ” được lưu hành trên mạng nói rằng chính phủ Hà Nam đă bơm 7 tỷ tệ vào Henan Energy để bổ sung thanh khoản.
Nhưng một người thân cận với chính quyền Hà Nam nói với Caixin rằng mặc dù tài liệu được ban hành dưới danh nghĩa SASAC của tỉnh, nhưng nó không có con dấu chính thức của ủy ban và nó không đại diện cho quan điểm của chính quyền tỉnh.
Chính quyền “không thể làm ǵ”
Quan điểm của chính quyền là Henan Energy đang đi xuống và chính quyền không thể làm ǵ được, một người thân cận với chính quyền Hà Nam nói với Caixin.
“Ngay cả khi khoản tiền gốc 1 tỷ tệ được hoàn trả, vẫn có một khoản trái phiếu trị giá 1 tỷ tệ khác đến hạn vào tuần tới”, người này nói. “Không có điểm kết thúc cho một gói cứu trợ”. Yongcheng c̣n có thêm 12 tỷ tệ trái phiếu và công ty mẹ của nó có 22,9 tỷ tệ trái phiếu dự kiến đáo hạn vào cuối năm.
Ngay trước khi vỡ nợ, Yongcheng đă chuyển một số vốn cổ phần tại một ngân hàng thương mại niêm yết tại Hồng Kông cho hai công ty quốc doanh khác ở Hà Nam. Trong khi đó, Yongcheng nhận một số tài sản từ các công ty khai thác than khác. Một số chủ nợ cáo buộc rằng Yongcheng đă cố gắng chuyển các tài sản chất lượng cao ra khỏi công ty.
Chiêu tṛ “Chuyển nhượng tài sản” của Brilliance
Brilliance Auto thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Liêu Ninh. Vào tháng 6 và tháng 9, công ty này đă chuyển một số cổ phần thành hai công ty con mới thành lập. Hai tuần sau khi Brilliance vỡ nợ 1 tỷ tệ tiền gốc và 53 triệu tệ tiền lăi cho trái phiếu đến hạn vào ngày 23/10, một trong những công ty mới đă đem tất cả số cổ phần vừa nhận được từ Brilliance làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.
Một số chủ nợ đang kiện Brilliance Auto để thu hồi việc chuyển nhượng tài sản. Chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng DBS (Trung Quốc) Ltd. đă đệ đơn ra trọng tài, t́m cách phong tỏa các tài sản liên quan của hăng xe này. DBS là công ty con của gă khổng lồ ngân hàng Singapore DBS Bank Ltd., cho Brilliance vay 779 triệu tệ đă quá hạn từ tháng 9.
Các luật sư tại Văn pḥng Luật sư Llinks cho biết, khi chính quyền tỉnh chấp thuận bất kỳ việc chuyển giao tài sản nào của các DNNN mà không thanh toán bằng tiền mặt, họ chỉ quan tâm việc chuyển giao đó có làm thất thoát tài sản của nhà nước hay không mà không xem xét liệu nó có gây tổn hại đến lợi ích của các chủ nợ hay không.
Làn sóng vỡ nợ cũng làm sáng tỏ những chiêu tṛ của các công ty phát hành trái phiếu. Ví dụ, Yongcheng đă tham gia vào phát hành có cấu trúc, một phương thức gây quỹ mờ ám trong đó một công ty mua một phần dịch vụ của chính ḿnh để tăng quy mô phát hành và tạo ra một h́nh ảnh tốt hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Caixin cho biết, Yongcheng và công ty mẹ của nó có trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 50 tỷ tệ, bao gồm 13 tỷ tệ liên quan đến các đợt phát hành có cấu trúc. Trong số 13 tỷ tệ của trái phiếu, hai công ty mẹ con này đă mua hơn 11 tỷ bằng quỹ của chính họ, có nghĩa là số tiền thu ṛng từ việc phát hành trái phiếu là chưa đến 2 tỷ tệ.