Báo Nga nói rằng Bán đảo Crimea nóng lên từ cảnh báo của Mỹ. Tờ Herald Tribune nhận định từ Crimea, Mỹ có thể dễ dàng phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Nga, không những thế họ c̣n kiểm soát được cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
V́ sao Mỹ muốn có được Crimea bằng mọi giá?
Theo cây bút Sergey Marzhetsky của tờ Topcor, cùng với vùng lănh thổ Kaliningrad, bán đảo Crimea cũng đang trở thành tâm điểm trong cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO. Nếu như trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô có thể ép các tàu của phương Tây ra khỏi Biển Đen giờ đây Nga không thể làm được điều nà.
Marzhetsky nhận định cùng với sự phức tạp trong tranh chấp Crimea giữa Nga và Ukraine và sự can thiệp của Mỹ sẽ đẩy nhanh quá tŕnh quân sự hóa Biển Đen trong tương lai.
Cũng theo Marzhetsky, NATO luôn xem việc Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Crimea hay Biển Đen là nguồn gốc của mọi vấn đề. Họ cáo buộc Moscow xâm phạm sự toàn vẹn lănh thổ của Gruzia và Ukraine. Tất nhiên, điều này có một phần nào đó là chính xác.
Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea (2014) cho đến nay, Moscow không mở rộng các căn cứ quân sự trong khu vực, lực lượng pḥng thủ bán đảo được tăng cường thêm các đơn vị pḥng không và không quân, c̣n bờ biển th́ được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa pḥng thủ bờ Bal và Bastion.
Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đóng tại Sevastopol được trang bị các tàu chiến mới có khả năng triển khai tên lửa hành tŕnh Kalibr và cả hệ thống tên lửa pḥng không Tor-M2 đủ khả năng bảo vệ bầu trời bán đảo trước các mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV) của đối phương. Tuy nhiên, Marzhetsky cho rằng NATO đang nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả.
Tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen trong ngày truyền thống của Hải quân Nga. Ảnh: The Moscow Times.
Theo Marzhetsky cái gọi là "sáp nhập" Crimea của Nga về nhiều mặt cũng là một bước pḥng thủ. Trước sự kiện năm 2014, Mỹ luôn thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với bán đảo Crimea, các phái đoàn chuyên gia Mỹ với sự cho phép của Kiev đă nhiều lần đến đánh giá khả năng hoạt động của căn cứ tàu ngầm Balaklava thuộc về Hải quân Liên Xô.
C̣n theo tờ Herald Tribune, dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, Lầu Năm Góc đă ấp ủ một kế hoạch trục xuất người Nga khỏi Crimea và biến nó thành một trung tâm t́nh báo khổng lồ và Sevastopol trở thành một căn cứ hải quân cho Hải quân Mỹ.
"Đây là một trong những bến cảng tốt nhất trên thế giới. Nhưng trên tất cả Crimea giữa một vị trí chiến lược nếu Mỹ và đồng minh muốn tấn công Nga. Bán đảo này cũng có vai tṛ quan trọng trong việc kiểm soát các quốc gia khác như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể nói người kiểm soát Crimea cũng chính là kiểm soát Biển Đen", tờ Herald Tribune nhấn mạnh.
Nếu Mỹ đặt được căn cứ quân sự ởCrimea th́ việc họ triển khai vũ khí hạt nhân đến Sevastopol chỉ c̣n chuyện thời gian, điều này cũng sẽ tạo nên một mối đe dọa thường trực đối với Moscow. Trong bối cảnh đó, việc Nga quyết định "lấy lại" Crimea không thể được coi là ǵ khác hơn là một hành động tự vệ.
Thế nhưng, mọi việc không kết thúc ở đó, người Mỹ có vẻ như chưa chịu từ bỏ dă tâm của họ bằng chứng rơ nhất là họ không ngừng đe dọa biên giới phía Nam nước Nga bằng vũ khí hạt nhân.
Máy bay ném bom Mỹ áp sát Crimea
Thật vậy, ngày 29/5/2020, Mỹ bắt đầu có hành động cho thấy họ đang một lần nữa nhắm đếnCrimea khi các máy bay ném bom chiến lượcB-1B Lancer tiến tới gần bán đảo này. Được biết, những chiếc B-1B cất cánh từ một căn cứ không quân của Mỹ, bay qua các nước châu Âu với điểm đến cuối cùng là Biển Đen.
Điều đáng nói là máy bay ném bom Mỹ được các chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của Không quân Ukraine hộ tống trong suốt thời gian chúng bay qua Biển Đen.
Cây bútMarzhetsky cho biết, mỗi máy bay B-1B có thể mang theo tới 24 tên lửa bành tŕnh AGM-158 JASSM có tầm bắn lên đến gần 1.000 km. Rơ ràng, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol. Nhưng đừng quên rằng B-1B cũng có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân bằng bom B61 hoặc B83 với số lượng lên đến 24 quả.
Su-27 của Ukraine hộ tống hai máy bay ném bom B-1B Mỹ bay qua Biển Đen vào tháng 5 năm nay. Ảnh: DefPost.
Thiết kế của B-1B cũng giúp nó dễ dàng vượt qua được hệ thống pḥng không của đối phương khi bay ở độ cao thấp, khó có thể tưởng tượng những ǵ một chiếc máy bay như vậy có thể làm khi chất đầy bom hạt nhân bên trong thân.
Sau sự kiện trên, việc Mỹ đưa máy bay ném bom có khả nằng triển khai vũ khí hạt nhân đến Biển Đen đă trở thành một "thông lệ". Gần đây nhất là vào đầu tháng 9, hai máy bay ném bom chiến lược B-52B Stratofortress của Không quân Mỹ cất cánh trên bầu trời từ một căn cứ không quân của Mỹ ở Anh và với sự cho phép của Kiev đă tiến vào không phận Ukraine và hoạt động cáchCrimea chỉ khoảng 40km.
Dù có thiết kế lỗi thời hơn B-1B thế nhưng B-52H vẫn có khả năng triển khai hầu hết các loại bom hay tên lửa được gắn đầu đạn hạt nhân mà Không quân Mỹ có trong tay.
Với cách người Mỹ hành sự, Marzhetsky tin rằng việc Nga liên tục tăng cường khả năng pḥng thủ cho Crimea cũng như trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của nước này là hành động tự vệ chính đáng.
VietBF@ sưu tầm.