Ông Biden sẽ kế thừa di sản của Tổng thống Trump về vấn đề Biển Đông. Mặc dù áp dụng một lập trường đa phương hơn so với người tiền nhiệm, nhưng ông Biden sẽ tiếp tục kế thừa di sản của Tổng thống Trump về vấn đề Biển Đông và tiếp tục cử tàu chiến tới vùng biển này.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chúc mừng ông Joe Biden trở thành Tổng thống đắc cử Mỹ vào tháng trước, nhà lănh đạo này đă khẳng định rằng những vấn đề an ninh giữ vị trí hàng đầu trong lập trường của ông.
"Chúng tôi hy vọng cả hai quốc gia sẽ giữ vững tinh thần không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng".
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
Tuyên bố của ông Tập không phải điều ǵ gây bất ngờ, nhất là khi đặt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đứng trước những thách thức dưới thời chính quyền mới của ông Biden.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đă lao dốc trên một loạt vấn đề từ thương mại, công nghệ cho tới nguồn gốc dịch Covid-19 và mặc dù không phải là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng chính sách của Mỹ ở vùng biển này cũng đă thay đổi.
Washington coi vấn đề Biển Đông nằm trong cuộc đối đầu rộng khắp của nước này với Trung Quốc. Lựa chọn của ông Biden khi đưa những nhà ngoại giao chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đảm nhận các vị trí hàng đầu về đối ngoại và quốc pḥng như ông Anthony Blinken cho vị trí Ngoại trưởng, ông Jack Sullivan cho vị trí cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng và ông John Kerry cho vị trí đặc phái viên của tổng thống về vấn đề biến đổi khí hậu, đă cho thấy sự quay lại con đường ngoại giao truyền thống của Mỹ.
Việc bổ nhiệm trên cũng cho thấy ông Biden nhận thức được các vấn đề mà ngoại giao Mỹ đối mặt trong 4 năm qua.
Tuy nhiên, sau khi nhấn mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử về nhu cầu cấp thiết của việc thúc đẩy quan hệ giữa Washington và đồng minh nhằm khôi phục vị thế lănh đạo của nước Mỹ, ông Biden hiện đang t́m cách tập hợp sự phản đối đa phương với các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Động thái này được coi là đối lập hoàn toàn với cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump - người thường xa cách đồng minh và hành động đơn lẻ khi đối phó với Trung Quốc. Dù vậy, hướng tiếp cận của ông Biden cũng có thể khiến cho bất kỳ kiểu xung đột nào về vấn đề trên trở nên phức tạp hơn khi tính đến các bên tham gia và vấn đề lợi ích.
Trên thực tế, ông Biden từng là Phó Tổng thống Mỹ khi Philippines nộp đơn kiện lên Toà trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan vào năm 2013, phản đối các yêu sách phi lư của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cũng nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của ṭa và chỉ trích các hành động của Bắc Kinh tại vùng biển này.
Mặc dù chính quyền của ông Biden sẽ quay lại một lập trường đa phương hơn và hướng tiếp cận dựa trên cuộc chiến pháp lư ở Biển Đông nhưng chính quyền Mỹ mới cũng không phủ nhận khả năng một cuộc cạnh tranh quân sự giữa Washington và Bắc Kinh tại vùng biển chiến lược này.
Ông Biden có thể sẽ áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện việc đối thoại giữa 2 bên, ngăn chặn t́nh trạng leo thang quân sự v́ những tính toán sai lầm.
Tuy nhiên, Mỹ có thể tiếp tục cử các tàu chiến cũng như thúc đẩy hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và tham gia vào các diễn đàn an ninh khu vực.
Điều đó tức là quan hệ Mỹ - Trung sẽ không quay trở lại trạng thái như trước đây. Sự "cạnh tranh toàn diện" giữa 2 bên đồng nghĩa với việc tông giọng của Washington về vấn đề Biển Đông sẽ trở nên ngày càng cứng rắn. Việc huy động các nguồn lực quốc pḥng và ngoại giao vẫn sẽ tiếp tục tập trung ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương dưới thời ông Biden./.
VietBF@ sưu tầm.