Hai kẻ địch lớn nhất của đời người, một là lười biếng, hai là ngạo mạn.
"Quân tử hơn nhau là ở cái sự khiêm tốn." Biết khiêm tốn thu mình, mới có thể học được những bài học quý giá.
Hai kẻ địch lớn nhất đời người
Hai kẻ địch lớn nhất của đời người, một là lười biếng, hai là ngạo mạn. Vốn dĩ từ cổ chú kim, người ngạo mạn luôn vô tri vô lễ, không biết trời cao đất dày, càng không biết thế nào là tôn trọng người khác, sẽ chẳng có ai muốn qua lại, sớm muộn gì cũng nhận lấy thiệt thòi lớn.
Tăng Quốc Phiên vị đại thần văn võ song toàn, có công trung hưng nhà Thanh, khi làm chỉ huy quân đội là một người tự cao tự đại, xem thường đồng sự.
Trong một lần đi tuần, sợ người bị người khác làm phiền nên ông đã viết trước một bức thư cho cấp trên nói một mình mình đi là đủ, đừng phái thêm người "ngáng đường" mình.
Dần dần sau đó, Tăng Quốc Phiên đắc tội với tất cả quan văn quan võ ở Hồ Nam, nơi mình công tác, cuối cùng bị bãi miễn chức vụ về quê.
Sau một thời gian dài ở ẩn suy ngẫm, Tăng Quốc Phiên dần trở nên khiêm tốn hơn. Sau khi xuống núi, ông liền viết thư cho các quan ở Hồ Nam, bày tỏ ý muốn được học hỏi con đường làm quan từ họ.
Dần dần, ông lại được tiếp nhận, và được triều đình tín nhiệm, và trở thành nhà Nho nổi tiếng được nhiều người biết đến như ngày nay.
Tăng Quốc Phiên nói: "Quân tử hơn nhau là ở cái sự khiêm tốn." Biết khiêm tốn thu mình, mới có thể học được những bài học quý giá.
Càng tài giỏi lại càng khiêm tốn
Người càng biết ít thì càng nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ, còn người biết nhiều thì cảm thấy rằng họ biết ít nên chỉ im lặng.
Người thông tuệ, càng có nhiều kiến thức, tầm nhìn của họ càng rộng và càng tiếp xúc với nhiều thứ. Vì vậy, những người có kiến thức thực sự sẽ không khoe khoang khắp nơi, họ hiểu rõ sự tầm thường của mình và sự học hỏi không ngừng.
Một người dù hiểu biết đến đâu cũng phải học cách khiêm tốn, không thể phô trương kinh nghiệm và kiến thức của mình một cách tùy tiện. Đó chính là phẩm chất trí tuệ của một đời người.
VietBF sưu tầm