6h sáng 19/12, 5 quả rocket bắn vào căn cứ Bagram lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan nhưng không gây thiệt hại, 7 quả đạn chưa khai hỏa được tháo gỡ gần đó.
Waheeda Shahkar, phát ngôn viên chính quyền tỉnh Parwan ở miền đông Afghanistan, cho biết vụ tấn công xảy ra khi bệ phóng 12 quả đạn pháo phản lực (rocket) đặt trên một ô tô được kích hoạt gần căn cứ không quân Bagram. 5 quả đạn đă rời bệ, trong khi 7 quả c̣n lại được cảnh sát vô hiệu hóa sau đó.
"Các quả đạn pháo phản lực (rocket) đă bắn vào căn cứ không quân Bagram sáng nay. Báo cáo ban đầu cho thấy không có thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng sân bay cũng không bị hư hại", quan chức NATO giấu tên cho hay.
Chiến đấu cơ Mỹ triển khai tại căn cứ Bagram năm 2014. Ảnh: USAF.
Chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Phiến quân Taliban bác bỏ mọi liên hệ tới sự việc.
Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từng nhận trách nhiệm tấn công rocket nhằm vào sân bay Bagram hồi tháng 4. Nhóm phiến quân này gần đây mở nhiều cuộc tập kích ở thủ đô Kabul của Afghanistan, khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Sân bay quân sự Bagram nằm ở phía bắc thủ đô Kabul, được xây dựng vào thập niên 1950 và trở thành mục tiêu tranh giành giữa Taliban với lực lượng Liên minh phương Bắc vào đầu thập niên 2000. Sau khi Mỹ đổ bộ vào Afghanistan năm 2011, sân bay được mở rộng đáng kể, trở thành căn cứ lớn nhất của Mỹ ở quốc gia này.
Vị trí và tầm quan trọng của căn cứ Bagram khiến nó thường xuyên bị tấn công. Vụ tấn công tồi tệ nhất xảy ra vào tháng 11/2016, khi một kẻ đánh bom tự sát trà trộn nhóm công nhân vào căn cứ Bagram. Vụ đánh bom khiến 4 lính Mỹ thiệt mạng và hơn 10 người bị thương.
Taliban cuối năm ngoái cũng tập kích căn cứ, dẫn tới cuộc đấu súng kéo dài 12 tiếng khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Mỹ và phiến quân Taliban hồi tháng 2 kư thỏa thuận mang tính bước ngoặt, theo đó các lực lượng nước ngoài sẽ rút khỏi quốc gia Trung Á để đổi lấy cam kết chống khủng bố từ Taliban. Lực lượng này cũng đồng ư đàm phán về lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và cơ chế chia sẻ quyền lực với chính phủ Afghanistan.
VietBF sưu tầm