Các hành động quyết đoán đẩy mạnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây chấn động trên trường quốc tế và có thể nói là làm nức ḷng những người Việt Nam vừa ủng hộ ông Trump vừa chống Trung Quốc. Nhưng, nh́n xa hơn về tương lai, người ta có thể cảm thấy ít phấn khởi hơn khi đối mặt với một câu hỏi: Khi ông Trump không làm tổng thống nữa th́ Mỹ có c̣n “đánh” Trung Quốc nữa hay không?
Tác dụng thương chiến: Chưa biết ai bại
Các quyết định thương chiến của chính quyền ông Trump bao gồm: nâng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đôla của Trung Quốc; cùng lúc ban hành sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông sản xuất bởi công ty nước ngoài nào bị cho là đe dọa an ninh quốc gia; đồng thời đưa tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc vào danh sách những bên bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ; và đưa thêm các công ty công nghệ hàng đầu khác của Trung Quốc vào cùng “danh sách cấm” đó, hủy niêm yết chứng khoán các công ty Trung Cộng.
Các quyết định này được nhiều người cho là những đ̣n đánh trực diện vào Trung Quốc, khiến cho nước này suy yếu về mặt kinh tế, và theo một phản ứng dây chuyền nào đó sẽ khiến chính quyền cộng sản Trung Quốc phải sụp đổ hay chí ít là bị thiệt hại nặng nề.
Tác dụng thực của các đ̣n này lên chính thể cộng sản ở Trung Quốc khó có thể thấy trong ngắn hạn. Các hiệu ứng kinh tế luôn cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Các hiệu ứng chính trị c̣n cần nhiều thời gian hơn thế.
Nh́n vào lịch sử, Liên Xô sụp đổ sau một loạt sai lầm trong các quyết sách trên nhiều mặt của nhà cầm quyền, chứ không phải do bị bao vây và trừng phạt kinh tế từ bên ngoài. Mối liên quan giữa hiệu ứng kinh tế và hiệu ứng chính trị trong sự sụp đổ của Liên Xô đến giờ vẫn c̣n là chủ đề gây tranh căi trong giới học thuật.
Nh́n trung hạn, các phân tích kinh tế của báo Financial Times cho thấy Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại kinh tế nhiều hơn Mỹ từ thương chiến. Tuy nhiên, thiệt hại kinh tế từ thương chiến ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp ở cả hai nước Mỹ và Trung Quốc.
Theo đó, Financial Times ví von cuộc thương chiến giống như hai người cùng mở to mắt rồi thách nhau xem ai nháy mắt trước: Mức độ gan ĺ vừa đánh vừa chịu đau là yếu tố quyết định ai thắng ai thua.
Theo Financial Times, chính quyền cộng sản Trung Quốc của ông Tập Cận B́nh vẫn đang nắm chắc toàn bộ các công cụ quản lư kinh tế vĩ mô trong nước, bao gồm tỷ giá hối đoái và hệ thống ngân hàng trung ương. Đồng thời, giới chức cộng sản Trung Quốc tuy có e ngại, nhưng hoàn toàn không ngán thương chiến lâu dài với Mỹ.
Đă có các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẵn sàng “chơi khô máu” với Mỹ: Chủ tịch Tập Cận B́nh đă kêu gọi toàn dân Trung Quốc tham gia một cuộc ‘Trường Chinh mới’ ngay sau các đ̣n kinh tế của Mỹ.
Nếu thương chiến kéo dài trường kỳ như thế, phe Trung Quốc của Tập Cận B́nh có một số lợi thế chính trị.
Ông Tập Cận B́nh hiện nắm chức vụ trọn đời sau quyết định băi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Quốc hội Trung Quốc. Đảng Cộng sản của ông cũng là đảng duy nhất tại Trung Quốc không ai dám tranh quyền.
Ngược lại mỗi nhiệm kỳ nắm quyền của các tổng thống Mỹ chỉ kéo dài 4 năm. Các vị tổng thống Mỹ luôn phải đối mặt với rủi ro cử tri trong nước sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng đối lập trong kỳ bầu cử tiếp theo.
Liệu một chính quyền Mỹ không-Trump sau 2020 có c̣n là chính quyền “đánh” Trung Quốc làm nức ḷng người Việt nữa không?
Chính sách kiểm soát và đối đầu Trung Quốc của Mỹ trước và sau Trump
Trong một báo cáo chuyên sâu về Trung Quốc, tờ tạp chí The Economist có một câu trả lời sẽ khiến nhiều người Việt chống Trung Quốc hài ḷng: “Sự cứng rắn tại Washington về vấn đề Trung Quốc xuất hiện từ trước Trump và sẽ tồn tại ngay cả sau khi ông Trump không c̣n”.
The Economist nh́n nhận việc xem Trung Quốc như một thế lực thù địch đe dọa Hoa Kỳ đă trở thành điểm đồng thuận của cả hai đảng Cộng ḥa và Dân chủ. Thái độ chống Trung Quốc gần đây đă trở thành một chuẩn mực, một thực trạng b́nh thường trong chính trường Hoa Kỳ, đến mức những ai thể hiện ư muốn hành xử chừng mực, cẩn trọng, có kiểm soát với Trung Quốc, đều có thể bị xem là quá “bồ câu”, quá nhu nhược.
The Economist xác định có vài nỗi lo ngại liên quan đến Trung Quốc đang khiến cả giới quan chức dân sự lẫn an ninh quân đội trong bộ máy chính quyền Mỹ ngày càng cảm thấy không thể ḥa hoăn với Trung Quốc:
Việc Trung Quốc có nhiều gian lận thương mại với Mỹ, như đánh cắp bí mật công nghệ từ một số công ty lớn trong các ngành công nghiệp sáng tạo;
Rủi ro Trung Quốc tiếp cận và kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng trong nước của Mỹ, thông qua đầu tư;
Rủi ro Trung Quốc phát triển công nghệ cao có khả năng đe dọa chuỗi cung ứng trang thiết bị quốc pḥng của Mỹ;
Việc Trung Quốc muốn tái thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, trong khi Đài Loan là một đồng minh dân chủ khá trung thành của Mỹ.
Việc Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trả lời phỏng vấn của The Economist, Michael Pillsbury – cố vấn về Trung Quốc cho Nhà Trắng – chỉ ra rằng ông Trump “không phải là người có quan điểm “siêu diều hâu” về Trung Quốc”.
Theo ông Pillsbury, Trump chú trọng nhất các tính toán thiệt hơn thương mại, và về cơ bản vẫn xem Trung Quốc là “một nguồn lợi nhuận và đầu tư”, hơn là mối hiểm nguy an ninh quốc pḥng hay mối đe dọa đồng minh thân cận. Rủi ro trong thương chiến với Trung Quốc theo cái nh́n của Trump là rủi ro chính trị: Ông không muốn bị xem là quá nhún nhường trước Trung Quốc khi thương lượng các quyền lợi thương mại.
Cũng theo Pillsbury, Trump thậm chí c̣n ít hiếu chiến với Trung Quốc hơn Peter Navarro – giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà trắng, cố vấn chính về thương mại của ông Trump.
Navarro cổ vũ một việc có thể được nhiều người chống Trung Quốc xem là đ̣n “Thất Thương Quyền” khiến chính quyền cộng sản Trung Quốc từ chết đến bị thương: cắt đứt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng ông Trump th́ “uyển chuyển Vơ Đang” hơn ông Navarro và không muốn làm việc đó.
The Economist kết luận trong báo cáo rằng quan điểm cứng rắn, muốn kiểm soát và đối địch với Trung Quốc đă “thấm nhuần” vào bộ máy chính quyền Mỹ từ trước cả thời Trump.
Đảng Dân chủ: Lối thoát dễ dàng của Trung Quốc?
Trong bối cảnh cả bộ máy chính quyền dè chừng Trung Quốc, cả chính trường ít ai dám thể hiện thái độ ḥa hoăn với Trung Quốc như đă ghi nhận ở trên, không ngạc nhiên khi chứng kiến việc chính trị gia muốn giành phiếu bầu từ cử tri Mỹ cũng phải tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Bản thân ông Biden của đảng Dân chủ cũng đă phải thay đổi thái độ với Trung Quốc. Khi được báo chí chất vấn về các chính sách thương chiến của ông Trump, ông Biden trả lời khá ngắc ngứ nhưng vẫn có quan điểm.
Ông Biden xác nhận rằng việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ là trọng tâm vấn đề cần giải quyết, nhưng ông cho rằng ông Trump lẽ ra phải “đánh” Trung Quốc trong thế “hợp tác cùng các đồng minh của Mỹ”, thay v́ đơn phương.
Nh́n từ những phản ứng đó, những đồn đoán là chính quyền cộng sản Trung Quốc đă rất mong đảng Dân chủ thắng trong cuộc bầu cử tổng thống để “thoát Trump” có vẻ thiếu cơ sở.
Kênh tin tức quốc tế Deutsche Welle của Đức c̣n cảnh báo: Giới chức Trung Quốc chớ có mà mong đảng Dân chủ thắng là “thoát Trump”. Kịch bản đó có thể phản tác dụng.
Bởi v́ đảng Dân chủ giờ dè chừng Trung Quốc không kém đảng Cộng ḥa. Và không chỉ có Hoa Kỳ là dè chừng Trung Quốc. Nhiều quốc gia dân chủ phát triển trên thế giới cũng thế.
Một vị tổng thống thuộc đảng Dân chủ tuy có thể không dùng các chiêu bài đơn lẻ như đánh thuế hay cấm cửa vài công ty công nghệ Trung Quốc như ông Trump, nhưng người đó có thể “đánh” Trung Quốc bằng cách tạo một liên minh các quốc gia phát triển trên thế giới có cùng mối lo ngại về Trung Quốc.
Một kịch bản “thập diện mai phục” như thế cũng đầy rủi ro cho giới cầm quyền cộng sản Trung Quốc.