Cà chua được xem là một trong những siêu thực phẩm có nguồn dưỡng chất tuyệt vời mang đến một loạt lợi ích cho cơ thể. Thêm cà chua trong chế độ ăn uống có thể giúp pḥng chống ung thư , duy tŕ huyết áp khỏe mạnh và giảm đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng cà chua với sức khỏe
Ngăn ngừa ung thư
Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa tuyệt vời. Với các thành phần này, cà chua có thể giúp chống lại sự h́nh thành các gốc tự do, mà các gốc tự do được biết là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
Duy tŕ huyết áp
Cà chua giàu chất caroteoid như lycopene và beta-carotene không chỉ làm chậm sự phát triển của xơ vữa động mạch mà c̣n làm giảm stress oxy hóa và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và choline trong cà chua đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tăng lượng kali, cùng với việc giảm lượng natri làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Cà chua chứa hàm lượng chất xơ cao. Chính lượng chất xơ dồi dào này giúp quản lư lượng insulin trong cơ thể nên có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.
Làm đẹp da
Cà chua chứa hàm lượng vitamin C cao cần thiết cho quá tŕnh tổng hợp collagen của cơ thể. Từ đó, một khi collagen được tăng cường th́ cấu trúc da sẽ săn chắc hơn, độ đàn hồi cũng được cải thiện đáng kể nên hạn chế nếp nhăn cũng như lăo hóa tốt hơn.
Lưu ư khi ăn cà chua
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá tŕnh vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun th́ dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên t́nh trạng nôn mửa, đau bụng. Chính v́ vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
|