Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đă cố gắng đưa ra h́nh ảnh tích cực trong bối cảnh các ư kiến tiêu cực về Trung Quốc ngày càng tăng.
Trung Quốc từ "chiến lang" thành nạn nhân của phương Tây?
Trong buổi họp báo bên lề kỳ họp lưỡng hội Trung Quốc hôm Chủ nhật, ông Vương Nghị đă trả lời hơn 20 câu hỏi về cả các lĩnh vực trong và ngoài nước, bao gồm cả vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Biển Đông...
Trong khi các câu hỏi là về các vấn đề chính sách đối ngoại cụ thể hoặc mối quan hệ của Trung Quốc với các khu vực khác nhau trên thế giới, phần lớn đều tập trung vào một chủ đề cụ thể: h́nh ảnh toàn cầu của Trung Quốc.
Tờ SCMP b́nh luận, ông Vương Nghị tỏ ra kiên nhẫn khác thường và được chuẩn bị tốt để đối mặt với những lời chỉ trích và quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính sách ngoại giao hậu đại dịch của nước này và sự xuống dốc nhanh chóng của quan hệ với Mỹ và các đồng minh.
Theo các chuyên gia, giọng điệu của ông Vương Nghị nh́n chung trung dung hơn so với các nhà ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc.
Nhưng những thông điệp chính mà ông cố gắng truyền đạt phần lớn giống với thông điệp của các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao - rằng Trung Quốc vô tội và là nạn nhân của sự bắt nạt và phỉ báng từ Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.
Ông bảo vệ Sáng kiến Vành đai và Con đường, chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 của Trung Quốc và xoa dịu những chỉ trích ngày càng gia tăng liên quan đến vấn đề Tân Cương và Hồng Kông, coi đó là công việc nội bộ của đất nước.
Xuyên suốt cuộc họp báo, ông dự báo Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, đáng tin cậy, là người bảo vệ trật tự thế giới hiện có và là người đấu tranh cho chủ nghĩa đa phương và toàn cầu hóa.
"Trong năm tới… một Trung Quốc nhân ái, cam kết và có trách nhiệm, tuân theo các nguyên tắc sẽ mang lại nhiều niềm tin và hy vọng hơn cho thế giới, đồng thời tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để theo đuổi sự phát triển cho tất cả mọi người", nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc nói khi bắt đầu sự kiện.
Sau phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hồi tuần trước khi xem Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất của Mỹ, người đồng cấp phía Trung Quốc đă đưa ra một đánh giá khá lạc quan về sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và mô tả Washington là một đối thủ cạnh tranh lành mạnh thay v́ một đối thủ chiến lược.
Ông đă kiềm chế không đưa ra những lời chỉ trích đối với chính quyền mới và thậm chí c̣n kêu gọi hợp tác với Nhà Trắng về các vấn đề như biến đổi khí hậu và Iran.
Tuy nhiên, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đă không né tránh việc mô tả Mỹ như một kẻ xấu "đă cố t́nh can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác nhân danh dân chủ và nhân quyền" và là nguồn gốc chính của sự hỗn loạn và xung đột trên thế giới. Ông cũng đổ lỗi cho Mỹ và các nước phương Tây khác đă phá vỡ sự ổn định và tạo ra sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực về tranh chấp Biển Đông.
Nguyên nhân đằng sau
Theo Gu Su, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Nam Kinh, rơ ràng Bắc Kinh hy vọng sử dụng cuộc họp báo, một trong những sự kiện được theo dơi nhiều nhất trong kỳ họp quốc hội hàng năm, để gửi một cành ô liu và xoa dịu sự nghi ngờ, lo lắng và sợ hăi.
"Có vẻ như Bắc Kinh vẫn hy vọng rằng các nước phương Tây có thể gạt bỏ thành kiến sâu sắc đối với Trung Quốc và ngừng tạo dựng liên minh chống Bắc Kinh", ông Huang Jing, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh nói.
Các nhà quan sát cho rằng việc Bắc Kinh chống lại những lời chỉ trích chủ yếu v́ muốn làm dịu quan hệ đối ngoại trước thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào tháng 7 và Thế vận hội mùa đông vào đầu năm sau.
Nhưng các nhà quan sát nghi ngờ về mức độ hiệu quả mà các nỗ lực của Bắc Kinh tạo ra nhằm tác động đến các ư kiến tiêu cực trên toàn cầu.
George Magnus, một cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, cho biết sự phản đối Trung Quốc ở nước ngoài khiến nước này ngày càng bị cô lập.
Tuyên truyền không thể khôi phục h́nh ảnh quốc tế, mà là hành động, tài chính, viện trợ nước ngoài và vaccine. Trung Quốc sẽ được đánh giá bởi hành động chứ không phải bằng lời nói của họ, Gal Luft, đồng Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về phân tích an ninh toàn cầu tại Washington, Mỹ nói.
VietBF @ Sưu tầm