Tiến sĩ Fauci nói các ca nhiễm tăng trở lại ở châu Âu là lời cảnh tỉnh cho quyết định dỡ các hạn chế ngăn Covid-19 quá sớm ở Mỹ.
"Khi tôi nghe nói rút lại toàn bộ các biện pháp y tế công cộng, không c̣n khẩu trang, không c̣n biện pháp pḥng ngừa tương tự, tôi thấy nó giống như việc kinh doanh đầy rủi ro", chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci cho biết hôm 14/3.
Tiến sĩ Fauci, Cố vấn Y tế Nhà Trắng, cảnh báo thêm Mỹ vẫn chưa ở trong vùng an toàn, nên quyết định dỡ bỏ các biện pháp y tế công cộng quá sớm có thể khiến đại dịch Covid-19 kéo dài.
Fauci giải thích số ca nhiễm mới nCoV tăng đột biến khắp châu Âu gần đây là một phần do chính quyền đă nới các biện pháp chống dịch quá sớm. "Khi bạn thấy các ca nhiễm chững lại ở số lượng lớn, luôn có nguy cơ dịch bùng phát trở lại và thật không may, đó là những điều đang diễn ra ở châu Âu", ông nói.
Tiến sĩ Anthony Fauci trong một sự kiện ở thủ đô Washington hôm 25/2. Ảnh: AFP.
Cố vấn Y tế Nhà Trắng khuyên chính quyền và người dân Mỹ nên đợi thêm một thời gian, khi chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 có khả năng tăng cường bảo vệ cộng đồng, giúp quyết định dỡ các biện pháp hạn chế ít rủi ro hơn.
Tuyên bố của Fauci được đưa ra khi châu Âu gặp khó khăn trong vấn đề quản lư vaccine Covid-19 và một số quốc gia c̣n báo cáo làn sóng lây nhiễm lần thứ ba. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế khác lại cho rằng hoàn cảnh của Mỹ và châu Âu hoàn toàn không giống nhau.
"T́nh h́nh Đông Âu bây giờ có vẻ rất tệ, Italy khá tồi tệ, nhưng tôi nghĩ t́nh h́nh ở Mỹ khác rất nhiều. Tôi nghĩ t́nh huống của chúng ta khác châu Âu v́ khả năng miễn dịch cộng đồng do vaccine chúng ta đạt được", tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu quan chức Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, nói.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tính tới chiều 14/3, Mỹ đă tiêm hơn 107 triệu liều vaccine Covid-19. Phân tích từ Đại học Johns Hopkins trong khi đó cho thấy ca nhiễm mới ở Mỹ lại tiếp tục giảm và tính tới ngày 13/3 đă giảm 11% so với tuần trước. Vùng dịch lớn nhất thế giới hiện ghi nhận hơn 30 triệu ca nhiễm và hơn 540.000 ca tử vong do nCoV.