Một khi được ghi vào sổ cái, thông tin trên chuỗi khối Bitcoin sẽ không thể thay đổi. Đây có thể là điểm yếu của công nghệ này.
Những nhà nghiên cứu bảo mật gần đây đă t́m ra cách để đối phó với botnet, các mạng tấn công với hàng trăm ngh́n thiết bị được điều khiển từ xa. Để ngừng những cuộc tấn công botnet, chuyên gia bảo mật sẽ cắt đứt kết nối giữa máy chủ điều khiển và những thiết bị.
Tuy nhiên, những mạng botnet có thể sử dụng một công nghệ mới để trở nên hiệu quả hơn: blockchain. Theo công ty nghiên cứu Akamai, nhiều botnet mới đang ứng dụng blockchain để triệt tiêu các nỗ lực đánh sập.
Đó chỉ là một trong những công dụng không có từ đầu nhưng được phát triển lên nhờ công nghệ blockchain. Bitcoin, đồng tiền mă hóa đầu tiên ứng dụng blockchain đă đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho các loại tiền sau này như ứng dụng chuỗi khối, sổ cái không thể thay đổi.
**** lược dịch bài b́nh luận của Barath Raghavan và Bruce Schneier, 2 giáo sư ngành công nghệ và xă hội học trên Wired về lư do Bitcoin có thể bị kiểm duyệt trên toàn cầu.
Những thông điệp ẩn giấu trong Bitcoin
Sổ cái (ledger) là “cuốn sổ” trực tuyến, ghi lại toàn bộ các thay đổi trong chuỗi khối của Bitcoin. Toàn bộ công nghệ blockchain vận hành trên khái niệm này. Về lư thuyết, mọi người sử dụng đều có thể truy cập sổ cái và kiểm tra những thông tin trong này.
Thực tế là phần lớn những người đang sử dụng và sở hữu Bitcoin chẳng bao giờ kiểm tra liệu giao dịch của họ đă được lưu vào sổ cái này chưa. Đó cũng là lư do sổ cái Bitcoin nhiều khi được sử dụng như một công cụ lưu trữ tài liệu mà ít người để ư.
Giao dịch Bitcoin này thực chất được tạo ra để giấu bức ảnh của nhà lănh đạo Nam Phi Nelson Mandela trong địa chỉ ví. Ảnh: Ken Schriff.
Để ghi các thông điệp, đường dẫn lên sổ cái Bitcoin, bất kỳ ai cũng có thể tạo một giao dịch Bitcoin giả, với chi phí chỉ từ 10 cent. Địa chỉ ví Bitcoin trong giao dịch này đă được mă hoá, và khi giải mă sẽ chính là thông điệp mà người đó muốn ghi lại.
Trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu đă phát hiện ra các đường dẫn tới phim người lớn, tài liệu tuyên truyền, trích dẫn câu nói nổi tiếng, hoặc h́nh của nhà lănh đạo Nam Phi Nelson Mandela được giấu kín trong sổ cái Bitcoin.
V́ tính chất được định ra từ ban đầu, sổ cái của các chuỗi khối lớn gần như không thể thay đổi. Việc thay đổi sổ cái sẽ tạo ra một phiên bản hoàn toàn mới (fork) dựa trên đồng tiền mă hoá cũ. Trong lịch sử, đă có nhiều lần các bản fork của Bitcoin được tạo ra, nhưng không phiên bản nào thay thế được Bitcoin dù có những lợi thế về công nghệ.
Ngoài tính bất biến, sổ cái Bitcoin c̣n có thể lưu trữ ẩn danh. Chính những tính chất này khiến nó trở thành nơi lư tưởng để lưu các thông điệp chống đối những chính phủ trên thế giới, hoặc các tài liệu vi phạm bản quyền.
Lợi thế lớn nhất của Bitcoin khi đó lại có thể trở thành điểm yếu, khiến đồng tiền mă hoá này bị ngăn chặn.
Rào cản lớn với Bitcoin
Giống như Internet, tính mở và phi tập trung của Bitcoin là một trong những điểm thu hút nhất của đồng tiền này. Những người ủng hộ tin rằng Bitcoin không thể bị một chính phủ hay tổ chức duy nhất nào kiểm soát, thao túng.
Tuy nhiên, trong vài năm qua nhiều quốc gia đă đưa ra các h́nh thức kiểm duyệt thông tin và các vấn đề nhạy cảm. Những thông tin được giấu trong sổ cái Bitcoin có thể trở thành cái gai trong mắt các lănh đạo.
Với sức mạnh của một quốc gia, việc chặn đứng một đồng tiền mă hoá không quá khó. Ấn Độ mới đây đă đưa ra dự thảo luật quy định mọi hành vi đào, giữ hoặc trao đổi tiền mă hoá đều là trái pháp luật. Tương lai Bitcoin bị kiểm soát cũng có thể xảy ra ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những nội dung vi phạm pháp luật ở nhiều nước như phim người lớn, hoặc các tài liệu mật cũng có thể khiến Bitcoin gặp rắc rối ở nhiều nước trên thế giới. Các tổ chức chống tội phạm sẽ phải can thiệp nếu Bitcoin trở thành nơi trao đổi phim khiêu dâm trẻ em hoặc tài liệu của tội phạm.
Mối nguy hiểm với Bitcoin không chỉ đến từ các quốc gia. Những công ty lớn, sở hữu nhiều bản quyền trí tuệ cũng có thể t́m cách đối phó với nội dung vi phạm bản quyền được lưu trên sổ cái. Một gă khổng lồ như Disney có thể gây sức ép với những công ty cung cấp mạng, khiến cho những người đào Bitcoin không thể tiếp cận nhà mạng lớn. Đây sẽ là rào cản với quá tŕnh đào coin.
Dù kịch bản nào xảy ra, đây cũng là “gót Achilles” của Bitcoin. Chúng có thể dẫn đến việc Bitcoin buộc phải tạo ra nhiều fork cho mỗi vùng địa lư khác nhau, với cách hoạt động khác nhau. Trong trường hợp đó, tính an toàn của sổ cái Bitcoin lại bị vi phạm, và đồng tiền này sẽ không c̣n đủ thu hút.
Suốt 10 năm qua, giá trị Bitcoin vẫn tăng đều nhờ niềm tin vào tính mở và độc lập so với các chính phủ. Mục đích của nhà sáng lập Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là sử dụng công nghệ mă hoá để tạo ra một tương lai mà niềm tin không phụ thuộc vào con người, mà chỉ hoàn toàn nằm ở những ḍng mă.
Tuy nhiên, thế giới đó rất khó tồn tại. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ nhận ra xă hội có thể tác động đến đồng Bitcoin như thế nào.
VietBF @ Sưu tầm