Uống rượu say là hiện tượng rất khó chịu. Nhưng nếu tiếp tục ăn uống sai cách lúc này sẽ càng khiến cơn say tồi tệ hơn. Đặc biệt gây nguy hiểm tới sức khỏe nghiêm trọng.
Uống rượu say không nên uống cà phê
Chúng ta đều biết rằng Caffeine là một chất có tác dụng làm lợi tiểu, uống nhiều cà phê có thể dẫn đến tăng nước trong cơ thể, điều này còn làm cho người say rượu cảm thấy tồi tệ hơn.
Bác sĩ chuyên khoa gan Alexander Kuo, giám đốc y tế về cấy ghép gan tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, giải thích: "Rượu có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh các loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như caffeine, thực phẩm có tính axit, thực phẩm cay và bạc hà".
Uống rượu say không ăn xúc xích và giăm bông
Xúc xích, giăm bông và những món ăn béo ngậy khác đã từng được ngộ nhận rằng chúng là những món ăn giải rượu. Nghiên cứu cho thấy sau khi ăn những thực phẩm này, có thể có cảm giác bớt nôn nao, nhưng thực tế, nó không phải là thức ăn cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu cần một món ăn nào đó để giải rượu, các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn trứng luộc hoặc trứng chế biến ở dạng canh.
Uống rượu say không nên uống thuốc giải rượu
Việc uống thuốc giải rượu có thể giúp tạm thời thoát khỏi các triệu chứng say rượu, nhưng trên thực tế nó sẽ làm cho thời gian say kéo dài lâu hơn.
Các bác sĩ khuyên rằng cách tốt nhất là uống ngay nước lọc bình thường. Hoặc có thể uống các loại nước dành cho vận động viên để tăng cường chất điện giải, hay uống một chút nước cam với lượng axit thấp để bổ sung vitamin C; các loại nước ép tự nhiên có thể bổ sung và ổn định lượng đường trong máu.
Uống rượu say không ăn các loại thực phẩm chiên rán
Thức ăn chiên rán mặc dù đôi khi mang lại cho bạn cảm giác thoải mái sau khi ăn. Nhưng chỉ một ít thời gian sau đó, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu trong dạ dày, quá trình tiêu hóa dầu mỡ tạo ra những áplực lớn cho đường ruột.
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn tạm một chút bánh được làm từ bột mì hoặc các loại bánh quy có lượng muối thấp để giảm nhẹ cảm giác buồn nôn.