Trung Quốc đă liên tục đưa ra đề nghị giúp đỡ virus corona hoành hành khắp Ấn Độ. Một số người đang đặt câu hỏi liệu đây có thể là một dịp để xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới sau các cuộc giao tranh biên giới năm 2020 hay không. V́ một số người ở Trung Quốc coi cuộc khủng hoảng của Ấn Độ là một cơ hội ngoại giao nhưng căng thẳng giữa hai bên từ mùa hè năm ngoái vẫn ở mức cao.
Ấn Độ gặp nguy, Trung Quốc đề nghị hỗ trợ
Khi virus corona hoành hành khắp Ấn Độ, nước láng giềng Trung Quốc đă liên tục đưa ra đề nghị giúp đỡ. Một số người đang đặt câu hỏi liệu đây có thể là một dịp để xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới sau các cuộc giao tranh biên giới năm 2020 hay không.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, cho biết Bắc Kinh "sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ người dân Ấn Độ bất cứ lúc nào theo nhu cầu của Ấn Độ." Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Delhi cho biết họ sẽ "khuyến khích và hướng dẫn các công ty Trung Quốc tích cực hợp tác."
Ngày 25/4, đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đă cho biết trên mạng xă hội Twitter: "Hôm nay 800 máy tạo oxy đă được vận chuyển từ Hồng Kông đến Delhi; 10.000 máy nữa trong một tuần." Một hashtag có liên quan trên trang mạng xă hội Weibo của Trung Quốc đă được xem hơn 23 triệu lần tính đến 28/4.
Bắc Kinh đang theo dơi sát sao những diễn biến một phần v́ Ấn Độ ở gần. Gần đây, các chuyên gia y tế trên các phương tiện truyền thông nhà nước đă giải thích cho công chúng lư do tại sao Trung Quốc nên lo ngại.
Cơ hội ḥa giải
Tuy nhiên, một số nhà phân tích coi cuộc khủng hoảng là một cơ hội. "Tuyên bố của Trung Quốc cho thấy nước này không liên kết chặt chẽ vấn đề biên giới với quan hệ tổng thể với Ấn Độ, và Trung Quốc hy vọng quan hệ song phương có thể được cải thiện," Tiến sĩ Li Hongmei, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô để sản xuất vaccine trong thời gian ngắn của Mỹ là "ích kỷ". "Phản ứng thờ ơ của Mỹ đă khơi dậy thái độ bài Mỹ trên các phương tiện truyền thông xă hội ở trong và ngoài Ấn Độ," Thời báo Hoàn Cầu viết.
Cách giải thích này đă được một số nhà phê b́nh ở Ấn Độ hưởng ứng. Cựu bộ trưởng Milind Deora chia sẻ trên mạng xă hội Twitter hôm 24/4 rằng sự miễn cưỡng ban đầu của Mỹ trong việc giúp đỡ Ấn Độ là "làm hỏng quan hệ đối tác chiến lược Ấn-Mỹ." Ḍng tweet được kèm theo một câu nói của John F Kennedy: "Bạn không thể thương lượng với những người nói rằng cái ǵ của tôi là của tôi và cái ǵ của bạn th́ có thể thương lượng được."
Nhưng sự can thiệp của Bắc Kinh có rất ít tác động đối với giới tinh hoa hoạch định chính sách đối ngoại ở Delhi, theo Srikanth Kondapalli, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru. Ông cho biết thay vào đó, nhiều nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ coi đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chia rẽ Delhi và Washington.
"Mối quan hệ song phương đang bị che phủ bởi vấn đề biên giới Trung-Ấn hiện tại," ông cho biết. "T́nh h́nh hiện tại [ở biên giới] không b́nh thường, và đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ."
Bóng đen phủ lên quan hệ Trung-Ấn
Căng thẳng dọc biên giới Trung-Ấn không phải là mới trong lịch sử. Nó đă bùng nổ thành trận chiến tay đôi với gậy, đá và nắm đấm vào ngày 15/6/2020. 20 binh sĩ Ấn Độ được xác nhận đă thiệt mạng; Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết 4 binh sĩ của họ đă hy sinh. Hồi tháng Hai, cả hai nước đă đồng ư giải tỏa tại các khu vực tranh chấp, nhưng ṿng đàm phán mới nhất trong tháng Tư đă không thể xoa dịu căng thẳng.
Tranh chấp đă làm gia tăng thái độ bài Trung Quốc ở Ấn Độ. Trong một cuộc thăm ḍ hồi tháng 8/2020, gần 60% số người được hỏi cho rằng Ấn Độ nên gây chiến với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng biên giới và hơn 90% ủng hộ việc cấm các ứng dụng Trung Quốc và từ chối hợp đồng với các công ty Trung Quốc.
"Nhận thức ở Ấn Độ về cuộc xung đột năm ngoái là quân đội Trung Quốc đă lợi dụng Covid-19 để tiến hành các cuộc xâm lược của ḿnh," Tanvi Madan, một thành viên cấp cao tại Viện Brookings ở Washington, cho biết; ông đồng thời là tác giả của cuốn sách "Tam giác Định mệnh: Trung Quốc đă định h́nh mối quan hệ Mỹ-Ấn như thế nào trong Chiến tranh Lạnh".
Bắc Kinh đă liên tục bác bỏ cáo buộc này. Thời gian gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết vấn đề biên giới không đại diện cho toàn bộ quan hệ Trung-Ấn. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ đă kêu gọi cả hai bên "tuân thủ đối thoại b́nh đẳng, quản lư và kiểm soát các khác biệt, đồng thời giải quyết chúng thông qua tham vấn, để không biến khác biệt thành tranh chấp."
|