Có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan mà bạn cần biết, loại bỏ được ǵ th́ loại sớm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan
Ung thư gan phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.
Nhiễm virus viêm gan B hoặc C trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan của bạn một cách nghiêm trọng. Virus viêm gan lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị bệnh, chẳng hạn như máu hoặc tinh dịch của họ. Nó cũng có thể được truyền từ mẹ sang con trong quá tŕnh sinh nở. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và C bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ t́nh dục. Ngoài ra c̣n có một loại vắc xin có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh viêm gan B.
Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày trong nhiều năm làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Xơ gan là một dạng tổn thương gan, trong đó mô khỏe mạnh được thay thế bằng mô sẹo. Gan bị sẹo không thể hoạt động b́nh thường và cuối cùng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả ung thư gan. Lạm dụng rượu trong thời gian dài và viêm gan C là những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xơ gan ở Hoa Kỳ. Đa số người Mỹ bị ung thư gan đều bị xơ gan trước khi phát triển thành ung thư gan.
Tiếp xúc với aflatoxin là một yếu tố nguy cơ. Aflatoxin là một chất độc được tạo ra bởi một loại nấm mốc có thể phát triển trên lạc, ngũ cốc và ngô.
Bệnh tiểu đường và béo ph́ cũng là những yếu tố nguy cơ. Những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng thừa cân hoặc béo ph́, điều này có thể gây ra các vấn đề về gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
Triệu chứng của ung thư gan
- Giai đoạn đầu: Người bệnh có những rối loạn tiêu hóa nhẹ như ăn không ngon, ăn ít đầy bụng, khó tiêu, đại tiện khó khăn, đôi lúc cảm thấy đau tức hạ sườn phải nhưng không đáng kể, cơ thể mệt mỏi, sốt... Những triệu chứng này thường không rơ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với những bệnh khác thông thường.
- Giai đoạn sau: Người bệnh thấy đau vùng gan (vùng mạng sườn bên phải), bụng trên đầy tức, có thể xuất hiện cổ trướng, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sụt cân, sốt, gan to và da vàng, một số người có thể xuất hiện hiện tượng rối loạn tâm thần nếu bệnh ở t́nh trạng nguy hiểm.
Những người có nguy cơ cao bị ung thư gan cần làm ǵ?
Nhiều bệnh nhân phát triển thành ung thư gan đă bị xơ gan lâu năm (h́nh thành mô sẹo do tổn thương gan). Các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để t́m ung thư gan nếu bệnh nhân bị xơ gan nặng hơn mà không có lư do rơ ràng.
Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan v́ họ bị xơ gan (do bất kỳ nguyên nhân nào), bệnh huyết sắc tố di truyền hoặc nhiễm viêm gan B măn tính (ngay cả khi không bị xơ gan), một số chuyên gia khuyên bạn nên tầm soát ung thư gan bằng xét nghiệm máu alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm định kỳ 6 tháng một lần. Trong một số nghiên cứu, sàng lọc có liên quan đến việc cải thiện khả năng sống sót sau ung thư gan.
AFP là một loại protein có thể đo được trong máu của bệnh nhân ung thư gan. Nhưng t́m kiếm mức AFP cao không phải là một xét nghiệm hoàn hảo cho bệnh ung thư gan. Nhiều bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu có mức AFP b́nh thường. Ngoài ra, nồng độ AFP có thể được tăng lên do các loại ung thư khác cũng như một số t́nh trạng không phải ung thư.
Tuy nhiên, diễn biến cảnh báo căn bệnh này thường rất âm thầm, không rơ triệu chứng. Thường khi xuất hiện các dấu hiệu chán ăn, đau tức hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da, củng mạc, có biểu hiện sút cân, suy kiệt, tắc mật nhiều là thời điểm bạn đă bước vào dấu hiệu muộn bệnh ung thư gan nguyên phát, BS Tuấn Anh cho biết.
Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người v́ tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam. V́ thế, việc pḥng bệnh, phát hiện sớm nguy cơ ung thư gan rất quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo cần tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, hạn chế rượu bia, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, ăn uống khoa học, hoạt động thể lực thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.
VietBF@sưu tập