Thỏa thuận thuế G7 giáng đ̣n nặng vào Facebook, Google. Như vậy thỏa thuận thuế lịch sử giữa các quốc gia trong nhóm G7 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Facebook và Google.
Theo Financial Times, thỏa thuận của các nước G7 bao gồm hai điều khoản. Thứ nhất, các tập đoàn lớn nhất thế giới với biên lợi nhuận tối thiểu 10% sẽ phải đóng thuế tương đương ít nhất 20% lợi nhuận tạo ra được tại mỗi quốc gia, thay v́ đóng thuế theo tỷ lệ tại những nơi chúng đặt trụ sở v́ mục đích thuế (thường là tại các thiên đường thuế như Ireland).
Thứ hai, G7 đề ra mức thuế toàn cầu tối thiểu 15%. Tỷ lệ này thấp hơn con số 21% mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất hồi đầu năm nay, nhưng vẫn được đánh giá là một bước ngoặt. Và việc G7 sử dụng từ "tối thiểu" có nghĩa là các nước vẫn có thể tiếp tục đàm phán để đạt được một tỷ lệ cao hơn.
Chính quyền ông Biden ước tính khoảng 100 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới sẽ phải đóng thuế theo điều khoản đầu tiên. Đáng chú ư là Amazon sẽ không phải đóng thuế theo điều khoản này v́ biên lợi nhuận của tập đoàn thương mại điện tử và công nghệ Mỹ chỉ vào khoảng 6,3% năm 2020.
Với điều khoản thứ hai, khoảng 8.000 tập đoàn đa quốc gia sẽ phải đóng thuế. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Amazon và Facebook có tên trong danh sách này. Google cũng là đối tượng phải đóng thuế.
Các tập đoàn công nghệ khó trốn thuế với thỏa thuận thuế mới của G7. Ảnh: Reuters.
Theo phân tích của Đài quan sát Thuế Liên minh châu Âu (EU), các công ty dầu khí BP, Shell, Iberdrola và Repsol; hăng viễn thông BT; và những ngân hàng như HSBC, Barclays và Santander cũng thuộc diện phải đóng thuế theo điều khoản hai.
Tháng 10/2020, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính thỏa thuận thuế G7 sẽ đem lại 81 tỷ USD tiền thuế bổ sung mỗi năm cho các quốc gia. Điều khoản một đem lại 5-12 tỷ USD/năm, điều khoản hai đem về 42-70 tỷ USD/năm.
Dù vậy, ước tính của OECD dựa trên tỷ lệ thuế toàn cầu tối thiểu 12,5% chứ không phải là 15% như thỏa thuận G7 đạt được ở London (Anh) cuối tuần trước. Mạng lưới Công lư Thuế ước tính nếu tỷ lệ toàn cầu được đẩy lên 21%, các nước sẽ thu được 640 tỷ USD thuế bổ sung mỗi năm.
Bộ trưởng Tài chính các nước G7 tin rằng các tập đoàn đa quốc gia sẽ khó né được khoản thuế này. Họ hi vọng thỏa thuận của G7 sẽ tạo nền tảng cho một thỏa thuận của nhóm G20, bao gồm các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Theo điều khoản thuế toàn cầu tối thiểu, mỗi quốc gia sẽ thu thuế bổ sung từ tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại đó. Ví dụ, một công ty Anh có hoạt động tại Singapore. Nếu mức thuế ở Singapore thấp hơn mức thuế tối thiểu toàn cầu, chính phủ Anh sẽ thu phần thuế bổ sung để đạt đủ tỷ lệ tối thiểu.
Nếu công ty đa quốc gia chuyển trụ sở đến một thiên đường thuế (có mức thuế rất thấp và không áp dụng mức thuế tối thiểu), luật cho phép quốc gia nơi công ty này có hoạt động thu thuế dựa trên lợi nhuận tạo ra tại đây.
Các nước G7 vẫn đang tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thuế. Một số quốc gia muốn đẩy tỷ lệ thuế toàn cầu tối thiểu lên trên mức 15%. Một số nước cũng muốn đánh thuế từng mảng kinh doanh riêng của các tập đoàn đa quốc gia.
Ví dụ, Amazon Web Services của Amazon có biên lợi nhuận lên đến 30% năm 2020. Nếu các quy định mới được thông qua, Amazon Web Services sẽ phải đóng mức thuế tối thiểu riêng.
Trước đó, Anh và một số nước EU đă đơn phương áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số để thu thuế của các tập đoàn công nghệ. Phía Mỹ muốn EU bỏ loại thuế này sau khi đạt được thỏa thuận thuế toàn cầu.
Ngoài ra, ở Mỹ, thỏa thuận thuế cũng cần được Quốc hội thông qua. Các nghị sĩ đảng Cộng ḥa đă lên tiếng phản đối ư tưởng của ông Biden và đây có thể là một khó khăn lớn.
VietBF@ sưu tập