Vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm. Bạn hăy đi khá ngay lập tức nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, coi chừng bạn gặp nguy hiểm. Đó là ǵ?
Tim
Bạn thường xuyên đau phía trái lồng ngực coi chừng đau tim.
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
Phổi và cơ hoành
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
Thận
Nếu chủ quan, không để ư, đau thận có thể nhầm lẫn với đau lưng đơn thuần. Sự khác biệt giữa đau lưng và đau thận chính là đau ở vị trí sâu hơn (dưới xương sườn) và có thể lan ra ở bắp đùi.
Ruột non
Bệnh về ruột non thường gây đau ở vùng rốn. Nếu cơn đau kéo dài và gây khó chịu khi cúi người hoặc đi bộ, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nhé!
Ruột già
Đau ở vùng bụng dưới bên phải cùng với táo bón thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về ruột già.
Đau bắp chân
Nếu có một vùng ở bắp chân bị sưng, đỏ và đau, lư do có thể là huyết khối tĩnh mạch sâu, là t́nh trạng mà cục máu đông hiện diện trong một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể (ở đây là chân). Tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển lên phổi.
Người ít vận động, trên 60 tuổi, có thai, béo ph́, bị ung thư hay suy tĩnh mạch là những người có nguy cơ cao với t́nh trạng này.
Đau bàn tay và bàn chân
Đái tháo đường có thể gây ra những rối loạn làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể, vị trí thường gặp nhất là ở bàn tay, cánh tay, bàn chân và cẳng chân. Mắc đái tháo đường càng lâu, nguy cơ dây thần kinh bị tổn thương càng cao.
Đau do bệnh thần kinh ngoại biên được mô tả là rất tê và đau nhói, thường xảy ra vào ban đêm và có thể gây mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân. Nếu bị đái tháo đường, bệnh nhân thậm chícó thể không c̣n cảm giác đau ở ở hai chi do tê liệt.
Trong trường hợp bệnh trở nên trầm trọng hơn, bác sĩ có thể buộc phải chỉ định cắt bỏ vùng chi bị ảnh hưởng.
VietBF@ sưu tập