Theo như từ sáng sớm Thứ Bảy, 3 Tháng Bảy vừa qua, lại rất rộn ràng họp chợ sau gần một năm rưỡi đóng cửa v́ đại dịch COVID-19, sau khi chợ trời Golden West, trong băi đậu xe của đại học Golden West, góc đường Edinger và McFadden thuộc thành phố Huntington Beach mở cửa lại.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1821328&stc=1&d=1625377193)
Ba cha con rảo bước giữa chợ trời trong niềm vui háo hức. (H́nh: Đằng-Giao)
Mới ngày đầu tiên, chưa mở lại 100% nhưng thái độ hăm hở của khách mua và bạn hàng nói lên được miềm vui háo hức trong ḷng họ, trên từng bước chân, trong từng ánh mắt. Và niềm vui này bảo đảm rằng những phiên chợ kế tiếp sẽ c̣n đông vui hơn nhiều.
Thỏa nỗi đợi mong
“Tôi rất đúng giờ. Cứ cuối tuần, đúng 6 giờ là tôi pha xong tách cà phê. Nhâm nhi đến 6 rưỡi, tôi lên xe, ra đến đây là 7 giờ kém 15. Tuần nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, tôi đúng giờ răm rắp,” ông Trương Quư Đồng, ở Garden Grove, vui vẻ nói. “Mười lăm năm nay, tuần nào cũng vậy.”
Giơ tay vẫy chào người quen bên phải, gật đầu cúi chào người quen bên trái xong, ông tiếp: “Nhưng hôm nay, mới 6 giờ tôi đă rướm mồ hôi rồi v́ tôi có mặt sớm lắm.”
Ông cười: “Mong quá, đợi không được. Tôi mong được bước rảo qua những cửa hàng ‘lạc xoong’ quen thuộc, mong được cầm cái chén sứ ế lây ế lất lên rồi chỉ để bỏ xuống bàn. Vậy thôi đó mà tôi mong vô cùng. Mong đến nỗi đêm qua tôi bồn chồn, thấp thỏm, không ngủ ngay được.”
Rất nhiều người chia sẻ nỗi mong với ông Đồng.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1821329&stc=1&d=1625377193)
Đă tới là phải mua. (H́nh: Đằng-Giao)
Ông Đỗ Viết Tĩnh, ở Santa Ana, cũng mong ngày được quay trở lại chợ trời Golden West từ hơn năm nay rồi.
Ông Tĩnh từng ở Dallas và Houston bên Texas rồi dọn qua Tucson, Arizona, trước khi về California. “Ở đâu một thời gian th́ quen đó rồi đi chỗ khác th́ thôi. Tôi không nhớ nơi nào hết trừ Việt Nam ra. Vậy mà hơn một năm nay, cứ tới cuối tuần là tôi nhớ cái chợ trời ‘quỷ’ này, thiệt là lạ.”
“Bởi vậy, hai tuần rồi, tôi cứ thấp thỏm mong cho mau tới bữa nay,” ông tiếp.
Ông cười rồi nhỏ giọng: “Nói thiệt, tối qua tôi nằm mơ thấy họ đổi ư, không mở cửa (chợ trời) làm tôi thức giấc mà buồn trong ḷng; nửa buồn, nửa sợ. Sợ nếu xảy ra thiệt th́ chắc buồn lắm.”
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1821330&stc=1&d=1625377193)
Chỉ một loáng là xe đẩy có đầy hàng mua từ chợ. (H́nh: Đằng-Giao)
Hút hơi thuốc lá dài, ông tiếp: “Thực ra, từ nhà tôi đến chợ trời OCC gần hơn đây, nhưng tôi lại quen với Golden West hơn. Quen hơn 15 năm nay rồi.”
Ông cao giọng: “Santa Ana, OCC, Cypress… chợ trời nào tôi cũng đi, nhưng rốt cuộc lại quay về cái này, cái chợ trời Golden West này. Cái này có một cái ǵ làm ḿnh thấy gắn bó hơn.”
Hít một hơi dài thuốc lá nữa, ông gật đầu rồi tiếp: “Hôm nay tôi thấy vui ghê lắm khi được quay lại đây. Vui và cảm động khi gặp lại người quen.”
Chợ trời, nơi đi bộ, nơi họp mặt, nơi đầy kỷ niệm
Bà Thái Thị Hồng Vân, cư dân Garden Grove, cũng cảm thấy vui lắm khi được quay lại chợ trời. “Tôi thích đi bộ ở chợ trời, vừa được nh́n người qua lại, vừa được gặp gỡ bạn bè, như là họp ‘tổ phụ nữ.’”
Bà giải thích: “Ở đây, tôi đi bộ được nhiều hơn là đi ở công viên. Chắc v́ thấy người ta qua lại, hay v́ có bạn nói chuyện nên tôi thấy vui.”
Ông Nguyễn Văn Bền, ở Santa Ana, cũng cảm thấy đi bộ ở chợ trời dễ hơn đi quanh xóm hay ở công viên.
“Tôi đoán là v́ ra đây, người đi gần người chứ không cách xa như ở chỗ khác,” ông nói.
Mỗi người một lư do khác nhau, nhưng ai cũng mong sớm được đi chợ trời cả.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1821331&stc=1&d=1625377193)
Không mua hàng “lạc xoong” th́ mua cây cảnh. (H́nh: Đằng-Giao)
Cái mong muốn của bà Susan Trương, ở Westminster, là để được trả giá. Bà cười: “Tôi trả giá đâu phải v́ tiền. Bớt được một vài đồng th́ thấm tháp ǵ đâu. Nhưng trả giá làm tôi thấy như ḿnh đang ở Việt Nam, cho đỡ nhớ nhà.”
Có người mong đi chợ trời là để ôn lại kỷ niệm của những ngày mới qua Mỹ.
Bà Nguyễn Thị Minh Tân, ở Westminster, kể: “Câu hỏi tiếng Anh đầu tiên tôi học được là ở chợ trời này là ‘How much amigo?’ Mắc cười lắm, vô lớp, cái ǵ tôi cũng có thêm chữ ‘amigo’ vô câu như là, ‘How are you, amigo?’ hay là, ‘Good-bye amigo.’ Tất cả đều từ đây ra hết.”
Bà cười: “Tới bữa đi thi quốc tịch, tôi cũng kêu ông giám khảo da đen là ‘amigo’ làm ông cười ngất.”
Không có kỷ niệm “cười ngất” nhưng người ta vẫn mong sớm có chợ trời.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, ở Westminster, cười: “Dĩ nhiên tôi mong chợ trời này mau mở cửa. Hơn năm nay, mỗi cuối tuần cả nhà đi thăm người em tôi ở gần đây, khi chạy qua, thấy băi đậu xe trống không, đứa cháu nội tôi ra chiều hể hả v́ không phải đến trường trong khi tôi th́ cứ mong cho chợ sớm mở cửa.”
“Chợ trời là chỗ duy nhất trên thế giới mà người bán hỏi người mua, ‘How much?’ với ư là ḿnh muốn trả bao nhiêu tiền,” ông tiếp.
Ông Trương Quư Đồng lấy trong túi ny-lông ra, khoe cái khoan điện cũ. “Tám đồng ($8). Mua cho anh bạn chứ tôi đâu có biết xài cái này. Không khéo th́ thủng bàn tay chứ không đùa đâu.”
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1821332&stc=1&d=1625377193)
Đống hàng “tồn kho” cả năm đang chờ người “khám phá.” (H́nh: Đằng-Giao)
Trong không khí mát mẻ của một buổi sáng không có nắng, tiếng người ơi ới chào nhau bằng đủ mọi thứ tiếng xen lẫn với tiếng kỳ kèo thêm bớt trong chợ trời Golden West như một câu khẳng định rằng California đă thực sự mở cửa rồi.
Từ hôm nay, chợ trời Golden West mở cửa mỗi cuối tuần như trước. [qd]