Ung thư ở trẻ em chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số bệnh ung thư được chẩn đoán mỗi năm nhưng tỷ lệ ung thư ở trẻ em đă tăng nhẹ trong vài thập kỷ qua.
Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư ở trẻ em có nhiều điểm đặc trưng, cụ thể:
1. Trẻ em và người lớn mắc các loại ung thư khác nhau
Các loại ung thư trẻ em mắc thường khác với những loại gặp ở người lớn. Không giống như ung thư ở người trưởng thành, ung thư ở trẻ em thường không có liên hệ mật thiết tới lối sống hay yếu tố môi trường. Và cũng chỉ có một phần nhỏ số ung thư trẻ em là do các biến đổi ADN (gen) di truyền từ bố mẹ.
2. Việc điều trị cho trẻ em thường có kết quả hơn
Trừ một vài ngoại lệ, ung thư ở trẻ em thường đáp ứng tốt với điều trị hơn ở người lớn. Điều này có thể do sự khác biệt về loại ung thư, hoặc do trẻ em thường được điều trị bằng các liệu pháp tích cực hơn. Ngoài ra, trẻ em thường không có bệnh lư nền như các bệnh nhân trưởng thành.
3. Các tác dụng phụ dài hạn được quan tâm nhiều hơn
Cơ thể trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do đó khi được điều trị bằng một số liệu pháp, các bệnh nhi dễ gặp các tác dụng phụ. Ví dụ, trẻ em (đặc biệt là ở tuổi rất trẻ) thường bị ảnh hưởng bởi xạ trị nhiều hơn. Nhiều phác đồ điều trị ung thư có thể có các tác dụng phụ dài hạn, do đó việc điều trị ung thư trên trẻ em cần được phối hợp với theo dơi thường xuyên suốt đời.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư trẻ em
Các loại bệnh ung thư thường xảy ra ở trẻ em là:
- Khối u năo và tủy sống
- U nguyên bào thần kinh
- U nguyên bào thận
- Lymphoma
- Sarcoma
- U nguyên bào vơng mạc
- Ung thư xương
Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc ung thư:
- Xanh xao, bầm tím hoặc chảy máu, nhức xương toàn thân.
- Khối u hoặc hạch to, không đau, không sốt hoặc không có dấu hiệu nhiễm trùng khác.
- Sụt cân không rơ lư do hay ho, sốt dai dẳng hoặc khó thở, ra mồ hôi trộm vào ban đêm.
- Có những thay đổi về mắt-đồng tử có màu trắng, lác mắt, mất thị giác, bầm tím da hoặc sưng quanh mắt.
- Chướng bụng.
- Đau đầu, đặc biệt nếu đau dai dẳng bất thường hoặc đau dữ dội, nôn (nhất là lúc sáng sớm hay ngày càng tiến triển nặng hơn).
- Đau nhức xương hoặc tứ chi, sưng khớp không phải do chấn thương hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, bố mẹ hăy đưa con đi khám để được tư vấn và phát hiện bệnh kịp thời.
Có thể pḥng ngừa ung thư trẻ em được không?
Không giống như nhiều bệnh ung thư ở người lớn, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống (chẳng hạn như hút thuốc) không ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư của trẻ. Một vài yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với bức xạ có liên quan đến nguy cơ ung thư ở trẻ em. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiếp xúc với bức xạ là không thể tránh khỏi, ví dụ như chụp X-quang, CT chẩn đoán.
Rất hiếm khi một đứa trẻ nhận gen di truyền mắc một loại ung thư nào đó từ cha mẹ. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật pḥng ngừa trước khi ung thư có cơ hội phát triển. V́ thế, rất khó để có thể pḥng ngừa ung thư ở trẻ em.
Điều trị ung thư ở trẻ em
Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em chủ yếu dựa vào loại và giai đoạn (mức độ) của ung thư. Các loại điều trị chính được sử dụng cho bệnh ung thư ở trẻ em là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Việc điều trị ung thư ở trẻ em được coi là một trong những thành công lớn của y học đương đại, trong đó xạ trị có một vai tṛ quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các tác dụng phụ bất lợi (thường xảy ra một thời gian dài sau xạ trị) về tăng trưởng và phát triển, chức năng nội tiết, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng cơ xương, rối loạn chức năng tim, tác dụng nội tiết, và khối u ác tính thứ hai.
V́ thế, vấn đề khó khăn nhất trong xạ trị ở trẻ em là giảm thiểu các tác dụng muộn của điều trị. Các tác dụng cấp tính thường biến mất sau khi quá tŕnh xạ trị.
VietBF@sưu tập