Dân gian ta ngày cưa thường có câu đố. ‘Vừa bằng cái trống tầm vông, Đánh ngă đàn ông, Đánh ngă đàn bà, Đánh ngă bà già, Đánh ngă kẻ chợ, Đánh ngă cả vợ vua’ - Là cái ǵ?. Đáp: "Cái gối đầu’ và cho biết trống tầm vông là trống cơm.
Đáp án trống tầm vông là trống cơm, chúng tôi đồng ư nhưng chưa hài ḷng cách giải thích trống tầm vông là trống cơm, v́ như thế chỉ đúng phân nửa mà thôi. Lư do tại sao?
Trong Từ điển Nhật dụng thường đàm, Phạm Đ́nh Hổ viết: ‘Yêu cổ là trống tầm vông’. Như vậy loại trống này không làm bằng cây tầm vông và tầm vông chỉ là tên gọi của trống. Vậy Yêu cổ (腰皷) là ǵ? Xin thưa, đây là loại trống thắt eo của Trung Quốc, phần giữa trống có một đoạn hẹp hơn hai đầu trống, trông giống như đồng hồ cát.
Ở những nước khác cũng có trống thắt eo tương tự, thí dụ Nhật Bản có loại trống Tsuzumi (鼓, つづみ), sử dụng trong nhạc cung đ́nh Gagaku - một thể loại phát triển từ nhạc đời nhà Đường Trung Quốc và nhạc múa cổ Ấn Độ.
Ở Hàn Quốc th́ có trống Janggu (장구), tức trống Trượng cổ, một biểu tượng nổi tiếng của đất nước này, thường được sử dụng trong bộ gơ Samulnori (사물놀이). Tại Việt Nam, trống tầm vông có tên cũ là Phong Yêu (tức trống lưng ong), gọi theo cấu trúc Hán Việt là ‘Phong yêu cổ’ (蜂腰皷).
Loại trống này nhỏ hơn trống Cao Lan, 2 mặt trống bịt da, một đầu có đường kính khoảng 15cm, đầu kia 20cm, khi diễn tấu thường được đặt nằm ngang, phát ra 2 âm trầm và bổng, nghe giống tiếng ‘tầm’ và ‘bông’ nên trống này c̣n được gọi là trống tầm bông, một loại trống xuất hiện trong bài Chơi Ả Đào của Trần Tế Xương: ‘Chơi cho thủng trống tầm bông’.
Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đ́nh Hổ cũng từng giải thích về Phong Yêu cổ như sau: ‘giống như trống cơm, nhưng một mặt hơi to, giữa thắt lưng ong’. Có lẽ cái từ tầm bông bị đọc chệch thành tầm vông nên chúng ta c̣n thấy tên gọi “trống tầm vông” xuất hiện trong một số văn bản, tuy nhiên, đây không phải là tên chính thức.
Trong danh mục nhạc cụ dân gian Việt Nam, trống tầm vông được gọi là “trống tầm bông” hay “trống bồng”.