Quả ổi là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa thích. Ổi được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe. Một trong những lợi ích của loại trái cây này là chống bệnh tiểu đường, chúng có lợi trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ngoài trái ổi th́ lá ổi cũng có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Theo Boldsky, dưới đây là mối liên quan giữa quả ổi, lá ổi và bệnh tiểu đường:
Quả ổi
Quả ổi có hàm lượng chất xơ cao, pectin (một loại chất xơ) có trong quả ổi có tác dụng làm chậm quá tŕnh hấp thụ glucose của ruột, giúp không làm tăng đột ngột lượng đường trong cơ thể. V́ vậy, có thể giúp cải thiện khả năng dung nạp glucose, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát t́nh trạng bệnh.
Ngoài ra, quả ổi rất giàu glycoside flavonoid, đây là những hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các tế bào tuyến tụy bị tổn thương bởi các gốc tự do, do đó có thể cải thiện việc sản xuất và hoạt động của insulin.
Một số flavonoid chống bệnh tiểu đường quan trọng có trong quả ổi bao gồm: strictinin, isostrictinin và pedunculagin có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể. Hơn nữa, axit tannic và axit gallic trong quả ổi có tác dụng chống glycation giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng mạch máu.
Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) 100 g ổi có chứa 22 mg magiê, magiê đóng một vai tṛ lớn trong việc điều chỉnh insulin và giúp giảm lượng đường trong máu, từ đó có thể kiểm soát bệnh tiểu đường. Lượng magiê thấp có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó. Quả ổi sống có hàm lượng magiê cao hơn so với ổi chín.
Lá ổi
Lá ổi có chứa axit ellagic, cyanidin và các polyphenol khác, khi tiêu thụ, có xu hướng làm giảm 37,8% lượng đường trong máu sau bữa ăn. Tiêu thụ lá ổi cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Một số nghiên cứu cũng cho biết, uống trà lá ổi trong 5-7 tuần có thể giúp cải thiện t́nh trạng kháng insulin và giảm sự tiến triển của các biến chứng tiểu đường. Hơn nữa, ăn lá ổi trong thời gian dài có thể làm tăng sản xuất insulin.