Tăng vọt số hàng hóa do người gốc Việt tại Mỹ gởi về cho thân nhân tại Việt Nam đang đối mặt với nguồn cung hàng ngày càng khan hiếm do lệnh phong tỏa ở nhiều địa phương chống sự lây nhiễm của Covid-19.
Little Saigon, California, nơi có cộng đồng người gốc Việt đông nhất tại Mỹ, những ngày này có số hàng hóa gởi về Việt Nam tăng vọt. Hàng hóa này là do người gốc Việt tại Mỹ gởi về cho thân nhân tại Việt Nam đang đối mặt với nguồn cung hàng ngày càng khan hiếm do lệnh phong tỏa ở nhiều địa phương chống sự lây nhiễm của Covid-19.
Nhu cầu gởi hàng về Việt Nam tăng vọt
Anh Trần Dũng, chủ nhân của công ty vận chuyển hàng hóa Vietlink Global ở Little Saigon cho VOA Tiếng Việt biết, “Mỗi tuần công ty có khoảng 20 tấn hàng gởi về Việt Nam. Khách hàng đa số là người trung niên, thường suy nghĩ về Việt Nam và có thu nhập ổn định. Mỗi ngày khoảng 300 khách đến công ty để gởi hàng. Nếu tính luôn những khách không đến được nhưng họ đặt hàng trên mạng nhờ Vietlink mua ở Costco dùm rồi gởi cho họ luôn th́ khoảng 500 đến 700 khách hàng.”
Theo lời ông Dũng, “hơn một nửa hàng hóa gởi về Sài G̣n. Sài G̣n và Hà Nội chiếm khoảng hai phần ba số hàng hóa gởi về từ Mỹ.
"Số c̣n lại th́ về các tỉnh thành. Bắt đầu từ Tháng Năm, nhu cầu gởi hàng hóa tăng nhiều. Khách hàng gởi quần áo, đồ dùng cá nhân. Gần đây có người gởi cả… ḿ tôm." Ông Dũng kể: “Vừa rồi có người gởi bịch dưa cải muối, những hàng hóa nhập từ Việt Nam, bây giờ họ gởi trở lại cho bên đó. Họ nói dù ǵ th́ hàng làm xuất khẩu an toàn hơn. Các doanh nghiệp th́ đa số gởi nhu yếu phẩm để phục vụ cho công tác chống dịch bệnh.”
Trong khi đó, chị Vicky Hồ, một nhân viên làm việc hơn 10 năm nay cho công ty vận chuyển hàng hóa Viễn Đông, cũng ở Little Saigon, cho biết, “Khách tới đây đều là người Việt Nam ḿnh thôi, già trẻ đều có. Trước [COVID-19] th́ thường gởi cho gia đ́nh, nhưng bắt đầu bây giờ có rất nhiều người làm công việc thiện nguyện, họ tới họ gởi đồ cho những trại trẻ mồ côi cũng nhiều. Những đồ khách gởi thường là những nhu yếu phẩm, như là thức ăn, thuốc Tylernol, có người gởi cả khẩu trang lẫn bao tay nữa.”
Theo lời ông Trần Dũng, số lượng hàng hóa hiện nay được vận chuyển về Việt Nam cao chưa từng có: “Cách đây 15 năm, mỗi tháng chỉ có khoảng 20 tấn hàng gởi về Việt Nam từ Mỹ. Nhưng bây giờ th́ con số đó lên tới 600 tấn mỗi tháng. Đây chỉ là quà tặng cho gia đ́nh, người thân. Chưa tính những kiện hàng của doanh nghiệp.”
Nhịp cầu trái tim người Việt
Đứng giữa những kiện hàng chồng chất ngổn ngang, tiếng gói hàng bằng băng keo sột soạt trong tiệm Vietlink Global nằm trên đường Moran Street, chị Trần Tâm, người Việt có quê ở Vũng Tàu, và là cư dân thành phố Westminster, California, nói với VOA Tiếng Việt: “Em nghe dịch ở Việt Nam bùng phát nhiều cho nên mua chủ yếu là thuốc cảm cúm, Tylernol, rồi sữa, vitamin C và dầu gởi về Vũng Tàu để trợ giúp người thân của ḿnh đang bị cách ly. Không biết nhưng giúp được ít nhiều hàng xóm nhỏ nhỏ xung quanh ḿnh để cho mọi người có được thuốc uống hỗ trợ qua cơn dịch này.”
Chị Tâm cho biết thêm, “Ḿnh cũng c̣n mấy lô hàng đang để trên xe nhưng chưa có địa chỉ nên chưa gởi. Tới chiều tối ở đây đóng cửa, nhưng ngày mai ḿnh sẽ tới gởi tiếp. Gởi về nhiều địa chỉ, về Thủ Đức, B́nh Dương, Sài G̣n.”
Theo lời chị Tâm, bây giờ chỉ có shipper hay bưu điện c̣n được giao hàng; c̣n người dân th́ nếu không có chuyện quan trọng, không được ra đường, phải chịu cách ly tại nhà. Do đó, “ḿnh gởi về bằng dịch vụ này th́ người ta sẽ phát đến tận nhà cho ḿnh. Có những người ở tiểu bang khác cũng nhờ ḿnh mua để gởi dùm.”
Tại một tiệm vận chuyển hàng hóa nằm trên đường Bolsa, cô Hoa, cũng là người Vũng Tàu, 57 tuổi, cư dân thành phố Santa Ana, cho VOA Tiếng Việt xem thông báo “lệnh cách ly xă hội” của thành phố Vũng Tàu mà cháu cô từ Việt Nam gởi qua tin nhắn trên điện thoại di động. Thông báo cho biết, “thành phố đa phần phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, khả năng dự trữ [lương thực] dựa hoàn toàn vào khả năng dự trữ của các doanh nghiệp.”
“Cháu tôi gọi cho tôi,” cô Hoa kể, “nó nói Vũng Tàu cách ly hôm thứ Ba, gởi cho nó spam, xúc xích, thuốc Tylernol.” Cô Hoa vẫn c̣n chị và mẹ ở Việt Nam. “Từ bữa dịch tới giờ chưa gởi, kỳ này gởi về spam, hotdog, sữa cho bà già, thuốc đau nhức, dầu cá, tả, Salonpas, dầu xanh,” cô Hoa cho biết thêm.
Cháu của cô Hoa cũng than phiền qua tin nhắn trên điện thoại, “Giờ vt (sic.) [Vũng Tàu] ḿnh ngày nào cũng có ca nhiễm. Toàn là dân buôn bán ở chợ mới khổ. Giờ không dám đi chợ hay siêu thị luôn. V́ ư thức dân ḿnh chưa biết cách ly 2m. Qua cửa rồi là đi b́nh thường. Ra quầy trả th́ cứ đứng sát nhau. Mấy pḥng khám và bệnh viện cũng bị giăng dây v́ ca nhiễm họ vô.”
Chị Vicky Hồ, nhân viên tại công ty vận chuyển hàng hóa Viễn Đông cho biết, “gởi hàng th́ chuyến bay chậm hơn b́nh thường chút xíu v́ ngay cả trong sân bay họ cũng giăn cách. Về tới Việt Nam th́ có những khu bị phong tỏa th́ buộc ḷng không giao tới tận cửa cho người nhà được mà người nhà phải ra trước cổng cách ly để lấy. Chỉ có một chút xíu như vậy thôi chứ mọi chuyện th́ vẫn b́nh thường. Thời gian chậm hơn vài ngày v́ các hăng máy bay cũng giăn cách và kho chứa đồ th́ không có nhiều người làm việc như xưa.”
Trong thời “nguy hiểm loạn lạc,” thế nào cũng có kẻ lợi dụng cơ hội. Chị Vicky nhắn nhủ, “Có nhiều khách gọi vào hỏi tôi gởi hàng có được b́nh thường không, gởi Tylernol về nhà có được không. Rất nhiều tin đồn trên mạng nói là không vận chuyển được, không gởi được Tylernol. Mấy tin đó không đúng sự thật, vẫn vận chuyển được b́nh thường.”
|
|