Tính đến ngày 20/7, tổng số ca mắc Covid-19 ở Canada lên đến hơn 1,42 triệu, với hầu hết trường hợp được phát hiện ở 2 tỉnh bang lớn nhất Ontario và Quebec. Montreal là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất v́ Covid-19.
Mặc dù bị Toronto (Ontario) vượt qua về tổng số ca nhiễm, Montreal (Quebec) mới là nơi có tổng số ca tử vong và tỷ lệ tử vong cao nhất ở Canada.
**** giới thiệu bài viết của chị Hoa Du, một người Việt sống cùng gia đ́nh và làm việc ở Montreal.
Đóng cửa tạm thời khi dịch bùng phát
Vợ chồng tôi, cũng như nhiều gia đ́nh khác, vốn là những người đi làm toàn thời gian. Cuộc sống thường nhật của chúng tôi gồm những hoạt động trong hệ thống khép kín từ thứ 2 đến thứ 6. Vào cuối tuần sẽ có những hoạt động thú vị hơn.
Nhưng từ khi trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Canada cho đến ngày Montreal thông báo t́nh trạng khẩn cấp (ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên ở Montreal được xác nhận ngày 27/2/2020), cuộc sống của chúng tôi thay đổi khôn lường một cách vô tiền khoáng hậu bởi một chuỗi sự kiện.
Ngày nhà trẻ nơi con trai tôi thông báo đóng cửa theo lệnh chính phủ, cơ quan vợ chồng tôi cũng cho phép làm từ nhà. Từ đó bắt đầu chuỗi ngày “bất thường”: Tôi và ông xă tôi thay nhau làm việc cơ quan trong ngày, thay nhau giữ con, thay nhau nghỉ.
Từ làm việc 8 tiếng một ngày, chúng tôi phải làm từ sáng đến tối để chăm sóc nhau và kịp tiến độ công việc.
Một trong 2 chúng tôi có thể sẽ được chính phủ hỗ trợ tài chính nếu xin nghỉ để chăm sóc con v́ trường đóng cửa. Tuy nhiên, trong t́nh h́nh dịch diễn biến tồi tệ, ai c̣n công việc cũng tự nhủ phải cố gắng v́ hy vọng vào sự b́nh thường trở lại.
Sự thay đổi lớn và ảnh hưởng chúng tôi nhiều nhất là những giới hạn “tạm thời”. Từ gặp gỡ trực tiếp, mọi tương tác hàng ngày chỉ diễn ra trên màn h́nh máy tính, con tôi từ chơi với bạn, chỉ c̣n ao ước được chơi với ba hoặc mẹ hoặc ngó màn h́nh vô tuyến.
Giữa tháng 3/2020, việc đóng cửa các không gian công cộng, bao gồm các cửa hàng, pḥng tập thể dục, trung tâm mua sắm và trường học, bắt đầu. Vào ngày 27/3/2020, với gần 1.000 trường hợp được xác nhận,Montreal ban bố t́nh trạng khẩn cấp.
Làn sóng Covid-19 đầu tiên kéo dài cho đến đầu mùa hè, tại thời điểm đó nền kinh tế bắt đầu dần mở cửa trở lại, với số lượng trường hợp hàng ngày giảm xuống mức hai con số.
Con tôi, sau hơn 4 tháng phải ở nhà và “bị” coi video trên mạng toàn thời gian, nay ngỡ ngàng quay lại nhà trẻ. Hai vợ chồng tôi, từ lo sợ con nhiễm bệnh từ bạn, chuyển sang thở phào v́ không phải trông trẻ toàn thời gian.
Đến tháng 9/2020, chính quyền Quebec công bố hệ thống mức độ cảnh báo theo màu bao gồm bốn vùng (xanh lá cây, vàng, cam và đỏ), với các hạn chế ít nghiêm trọng nhất ở vùng xanh và nghiêm trọng nhất ở vùng đỏ. Từ cuối tháng này, Montreal được đưa vào vùng đỏ.
Làn sóng thứ hai bắt đầu vào mùa thu năm 2020, khiến chính phủ gia hạn phạm vi đóng cửa tạm thời, và cuối cùng là mở rộng ra toàn vùng. Đến ngày 9/1, lệnh giới nghiêm có hiệu lực.
Con tôi lại “được ở nhà” coi truyền h́nh toàn thời gian trong 2 tuần.
Sống chung với dịch và “b́nh thường mới”
Tháng 12/2020, chiến dịch tiêm chủng bắt đầu với các đối tượng ưu tiên. Đến đầu tháng 3, việc tiêm chủng hàng loạt được tiến hành.
Vào cuối tháng 3, khi làn sóng thứ 2 giảm dần, một số hạn chế được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, chỉ hai tuần sau, việc mở cửa lại bị ảnh hưởng do làn sóng thứ ba, gây ra bởi các biến chủng.
Không giống như 2 đợt dịch trước, Montreal và các khu vực lân cận không phải là điểm nóng của tỉnh bang trong đợt sóng thứ ba. Số ca bệnh, số ca nhập viện và tử vong chỉ ở mức rất thấp.
Đến cuối tháng 5, với hơn 50% dân số được tiêm chủng ít nhất một liều, các hạn chế bắt đầu được dỡ bỏ dần. Lệnh giới nghiêm kết thúc vào ngày 28/5 ở tất cả các vùng của Quebec.
Vào ngày 7/6, sau khoảng tám tháng ở "vùng đỏ", Montreal được chuyển sang "vùng cam", cho phép các pḥng tập thể dục và nhà hàng ăn uống mở cửa. Đến ngày 14/6, khu vực được xếp vào "vùng vàng" và các quán bar được mở cửa trở lại.
Những ảnh hưởng nặng nề
Theo Khảo sát về Điều kiện Kinh doanh của StatCan vào cuối năm ngoái, các doanh nghiệp nhỏ ít có khả năng trả nợ hơn và cũng ít có khả năng thanh khoản để hoạt động hơn.
Gần một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô 20-99 nhân viên, cho biết họ không có khả năng gánh thêm nợ. Ngược lại, trong nhóm doanh nghiệp có 100 nhân viên trở lên, 17% cho biết họ không có khả năng gánh thêm nợ.
Nhiều tập đoàn bán lẻ của Canada bị ảnh hưởng nặng nề. Sail đă thông báo đóng cửa sáu cửa hàng, bao gồm tất cả các cửa hàng của Sportium, tương đương 500 người bị mất việc.
Nhóm Reitmans cũng thông báo chấm dứt hoạt động của Addition Elle và Thyme Maternity, theo đó loại bỏ 2.000 việc làm.
Cuối cùng, chuỗi cửa hàng đồ lót La Senza thông báo đóng cửa ít nhất 30% cửa hàng mà không nêu rơ số lượng nhân viên bị ảnh hưởng bởi biện pháp này.
Bên cạnh đó là những ảnh hưởng vô h́nh.
Ngoài việc phải tuân thủ quy tắc đeo mặt nạ, không được tham dự các sự kiện văn hóa - giải trí thường niên, và phải làm việc tại nhà hoặc nhận trợ cấp xă hội, nhiều người bạn tôi cho biết thay đổi lớn nhất đối với cuộc sống hàng ngày của người Canada là sự cô lập với bạn bè, gia đ́nh và đồng nghiệp.
Sau đợt dịch thứ 2, các pḥng khám tâm lư không c̣n nhận thêm bệnh nhân nữa v́ quá tải, tỷ lệ ly dị, ly thân cao đột biến, các trường hợp bạo lực trong gia đ́nh thêm nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của Khoa Y, Đại học British Columbia, vào cuối năm 2020, hầu hết mọi người ở Canada (71%) cho biết họ lo lắng v́ Covid-19.
Nhóm này cao nhất ở những người thất nghiệp, những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần từ trước, thanh niên từ 18-24 tuổi, dân tộc bản địa, những người trong cộng đồng LGBTQ và những người khuyết tật (50%).
Tuy nhiên sau gần một năm chiến đấu với Covid-19, người dân nơi đây đă sống và tập các thói quen mới trong thời kỳ lịch sử.
Lớp yoga của tôi chuyển lên Zoom. Tôi cũng tham gia một nhóm thiền, yoga và khí công cho người Việt Nam lớn tuổi. Các cô bác cùng chúng tôi tập ở công viên cho đến khi mùa đông 2020-2021 tới.
Khi mà vaccine chưa ra đời, các cô bác biết rằng sức khỏe thể chất và tinh thần trong thời kỳ này quan trọng tương đương với việc đeo khẩu trang, rửa tay và giăn cách đúng cách.
Con trai tôi, một cậu bé 2 hơn tuổi, sau một thời gian dài chứng kiến mọi người luôn đeo khẩu trang, đă nhắc ba, mẹ đeo khẩu trang trước khi rời khỏi xe và đ̣i ba rửa tay trước khi vào nhà trẻ.
Có thể sự kỹ lưỡng của con góp phần giúp chúng tôi chưa bị mắc bệnh, dù tôi có quen biết một số người nhiễm virus.
Tôi tự hỏi, khi con tôi lớn khôn, liệu cháu có nhớ về thời kỳ "mặt nạ" này hay không?
|
|