200 lính Mỹ thoát chết trong Thế chiến I nhờ... 1 con chim bồ câu. Ngày 8/10/1918, mặc dù bồ câu đưa thư Cher Ami bị thương nặng trong trận đánh nhưng vẫn kịp gửi tin về sở chỉ huy, giúp giải cứu gần 200 lính Mỹ.
Bồ câu đưa thư đóng vai tṛ quan trọng trong thông tin liên lạc trên chiến trường thời Thế Chiến I nhờ khả năng t́m đường ở khoảng cách xa và tốc độ lên tới 160 km/h. Chính những ưu điểm này biến chúng thành mục tiêu của đối phương và liên tục phải đối mặt với hiểm nguy khi thực hiện nhiệm vụ.
Xác chim bồ câu Cher Ami được bảo quản trong bảo tàng. Ảnh: War History.
Trong hoàn cảnh đó, con bồ câu đưa thư mang tên Cher Ami được quân đội Anh tặng cho Sư đoàn bộ binh số 77 Mỹ đă trở thành anh hùng khi giải cứu 200 binh sĩ lâm vào t́nh cảnh nguy hiểm cận kề.
Sáng 2/10/1918, Sư đoàn 77 tấn công cứ điểm Đức ở rừng Argonne, đông bắc nước Pháp trong chiến dịch Meuse-Argonne. Lực lượng Mỹ nhận lệnh không được rút lui bằng mọi giá, nhằm giáng đ̣n cuối cùng vào quân Đức ở mặt trận phía Tây.
Các binh sĩ Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn 308, Lữ đoàn bộ binh 154 dưới sự chỉ huy của thiếu tá Charles White Whittlesey được yêu cầu tiến công và chiếm đồi 198. Tuy nhiên, khi họ đến nơi, không gian xung quanh ch́m trong tĩnh lặng.
Các binh sĩ Mỹ phát hiện rằng đồng minh bên sườn trái và sườn phải của họ đă bị quân Đức chế áp. Trung đoàn 308 và hai trung đoàn khác bị mắc kẹt ở hẻm núi Charlevaux nằm giữa hai ngọn đồi dốc đứng có đầy lính Đức. Không thể rút quân, họ quyết định đào công sự trú ẩn và chờ viện binh.
Sáng 3/10, quân Đức bắt đầu tấn công từ mọi hướng. 550 binh sĩ tại hẻm núi Charlevaux phải hứng chịu đ̣n đánh từ súng cối, lính bắn tỉa và súng máy đối phương. Thiếu tá Whittlesey ra lệnh cố thủ dù thiếu cả lương thực lẫn đạn dược. Nếu không được chi viện, lực lượng Mỹ chắc chắn sẽ bị xóa sổ.
Thiếu tá Whittlesey (phải) sau chiến dịch Meuse-Argonne. Ảnh: War History.
Chỉ huy Mỹ biết chính xác vị trí lực lượng dưới quyền Whittlesey, nhưng dường như pháo binh lại không nắm được thông tin. Rạng sáng 4/10, Whittlesey và cấp dưới bị pháo binh đồng minh tập kích dữ dội, trong khi hỏa lực từ quân Đức cũng không ngừng trút xuống vị trí của họ.
Bị kẹt giữa hai làn đạn, quân Mỹ t́m cách bắt liên lạc với đồng minh để yêu cầu ngừng tấn công. Do đường dây liên lạc điện tín bị phá hủy, thiếu tá Whittlesey viết vị trí vào một mảnh giấy, sau đó giao cho liên lạc viên Omer Richards gửi đi bằng bồ câu để yêu cầu pháo binh ngừng tấn công.
Khi Richards chuẩn bị buộc ống thư vào chân con bồ câu, một quả đạn phát nổ ngay bên cạnh khiến nó bay mất. Cả đơn vị Mỹ khi đó chỉ c̣n chim bồ câu Cher Ami, niềm hy vọng cuối cùng của họ. Cher Ami từng hoàn thành 12 nhiệm vụ chuyển tin ở khu vực Verdun trước đó.
Ngay khi Cher Ami vừa bay khỏi công sự, một loạt đạn pháo dồn dập trút xuống khiến nó quá hoảng sợ và đậu trên một cái cây gần đó, buộc Richards trèo lên xua đuổi.
Cher Ami sau đó bay đi nhưng lập tức bị lính Đức phát hiện. Biết được tầm quan trọng của con chim, quân Đức dồn hết hỏa lực vào Cher Ami. Tuy nhiên, con chim bồ câu nhanh chóng bay khỏi tầm bắn.
Cher Ami vượt qua quăng đường 40 km, về đến sở chỉ huy Sư đoàn 77 lúc 15h30 ngày 4/10 trong t́nh trạng toàn thân đẫm máu. Nó bị thương ở ngực, mất một mắt và một chân, cùng một lỗ đạn trên cánh. Dù vậy, thông điệp được chuyển thành công và pháo binh Mỹ ngừng bắn sau đó 30 phút.
Trong 4 ngày tiếp theo, binh sĩ Tiểu đoàn 1 đẩy lùi các cuộc tấn công của Đức. Đến ngày 8/10, chỉ c̣n 197 trong số 550 binh sĩ sống sót và được lực lượng viện binh giải cứu.
Binh sĩ Tiểu đoàn 1 sau khi được giải cứu. Ảnh: War History.
Cher Ami được đưa đến bệnh viện dă chiến, các bác sĩ đă phẫu thuật và cứu sống nó. Quân đội Pháp trao huân chương chiến công cao nhất cho Cher Ami v́ thành tích của nó. Cher Ami sống thêm 9 tháng trước khi chết ở căn cứ lục quân Monmouth tại bang New Jersey, Mỹ v́ những vết thương trong chiến tranh.
Xác con bồ câu được nhồi bông và hiện trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Smithsonian của Mỹ.
VietBF@ sưu tập