Sau khi chuyển 5 triệu liều vắc-xin pḥng Covid-19. Hoa Kỳ đang xem xét viện trợ thêm nữa cho Việt Nam. Dự kiến trong thời gian sắp tới.
Đại sứ Hà Kim Ngọc trả lời báo chí về t́nh h́nh vận động nguồn cung vắc-xin và thiết bị y tế
Ngày 24/7, Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 3 triệu liều vắc-xin pḥng Covid-19 do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX. Trước đó, ngày 10/7, Hoa Kỳ đă chuyển 2 triệu liều vắc-xin Moderna đầu tiên hỗ trợ Việt Nam. Như vậy, đến nay, Hoa Kỳ đă viện trợ Việt Nam 5 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 trong tổng số 23 triệu liều dành cho 20 nước và vùng lănh thổ châu Á.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc cho biết phía Hoa Kỳ đang xem xét viện trợ thêm vắc-xin pḥng Covid-19 cho Việt Nam trong thời gian tới. Đại sứ Ngọc nhận định, nhu cầu của các nước đối với nguồn vắc-xin từ Hoa Kỳ hiện rất lớn. Nước này đă viện trợ vắc-xin cho gần 50 quốc gia và vùng lănh thổ.
Để đảm bảo nguồn cung vắc-xin đến được các đối tác nhanh chóng nhất, Hoa Kỳ đă chọn kênh phân phối chính thông qua Cơ chế COVAX, như đă và đang làm với Việt Nam. Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ triển khai viện trợ theo cơ chế song phương với một số rất ít nước lân cận ở khu vực Trung Mỹ, do các vấn đề quy định, thủ tục và điều phối khá phức tạp từ phía Hoa Kỳ.
Các cơ quan hữu trách của Chính phủ nước này như Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao trực tiếp định mức cụ thể viện trợ cho từng đối tác, sau đó thông báo và chuyển qua COVAX đến nơi tiếp nhận. Ông Hà Kim Ngọc khẳng định, Hoa Kỳ coi vắc-xin là vấn đề thuộc an ninh quốc gia, do đó được quản lư rất chặt từ việc sản xuất, phân phối trong nước và cung ứng cho các nước khác.
Thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam đă triển khai vận động nhiều nguồn cung, trong đó có nguồn từ các bang và các cấp địa phương khác, các tổ chức từ thiện, hiệp hội, công ty môi giới, cá nhân có liên quan. Song cho đến nay, chưa có nguồn nào thuộc nhóm nêu trên mang lại kết quả.
Nguyên nhân là do chính sách quản lư thống nhất của Hoa Kỳ. Các bang, tổ chức và cá nhân như nêu trên không được phép giao dịch trực tiếp với các đối tác nước ngoài, kể cả khi họ có nguồn vắc xin dôi dư. Mọi nguồn cung ứng vắc-xin cho các nước đều qua một đầu mối duy nhất là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đặc biệt, các công ty dược phẩm chuyên sản xuất và cung cấp vắc-xin của Hoa Kỳ như Pfizer, Moderna, Johnson and Johnson, cũng như các công ty đang thử nghiệm vắc-xin giai đoạn 1 – 3 khác, đều có quy định rất chặt chẽ là chỉ kư hợp đồng cung cấp vắc-xin thông qua kênh chính phủ các nước hoặc qua Cơ chế COVAX, tuyệt đối không làm việc với các công ty tư nhân hoặc các công ty môi giới tại thời điểm hiện nay. Ông Ngọc đề nghị các đối tác trong nước khi liên hệ t́m kiếm nguồn cung ứng vắc-xin từ Hoa Kỳ lưu ư những điều này để đỡ mất thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao nhất.
Liên quan đến việc cung ứng trang thiết bị y tế và thuốc điều trị, Đại sứ quán Việt Nam đang tích cực triển khai quyết liệt. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và bà con người Việt tại Hoa Kỳ cùng nỗ lực vận động và tiếp cận các nguồn cung ứng.
Việt Nam cảm ơn cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ pḥng, chống Covid-19
Theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, đến nay, các nước, đối tác, tổ chức quốc tế đă cam kết cung cấp 150 triệu liều vắc-xin pḥng Covid-19 cho Việt Nam thông qua đàm phán mua và viện trợ. Trong đó, Việt Nam đă nhận được hơn 8 triệu liều từ các nước và các tổ chức.
Được biết, các nước như Ấn Độ, Anh, Úc, Cuba và Đức cũng đă có cam kết về viện trợ, ưu tiên hợp tác chuyển giao công nghệ vắc-xin cho Việt Nam. Về thiết bị vật tư y tế và các nguồn lực pḥng, chống dịch bênh, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước và tổ chức quốc tế như UNICEF, Lào, Hàn Quốc, Nhật, Australia, Đức, Campuchia…
Về các thỏa thuận chuyển giao công nghệ vắc-xin, Bộ Ngoại giao khẳng định, thời gian qua, Việt Nam luôn t́m kiếm cơ hội về hợp tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ song song với quá tŕnh trao đổi về khả năng mua và viện trợ. Việc này nhằm đảm bảo nguồn cung lâu dài trong nước, hướng tới tự chủ về vắc-xin ngừa Covid-19.