Theo như ai ai cũng biết đề xuất làm tượng đài là UBND tỉnh hoặc huyện. Và đề án bao giờ cũng nhấn mạnh đến ư nghĩa chính trị cao cả của tượng đài là ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của chế độ và qua đó giáo dục về truyền thống yêu nước và cách mạng, như cố Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn nhấn mạnh đến tiêu chuẩn cho bộ máy chính quyền ông lập ra là "chí công vô tư", nên việc dùng tên tuổi của ông để xây quá nhiều tượng đài đặt ra câu hỏi đối với chính quyền VN hiện nay.
Một tượng Hồ Chí Minh ở Việt Nam
TS Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, trong một bài viết cho Diễn đàn BBC News Tiếng Việt (02/07/2021) nêu ra một nghịch lư là nhiều tỉnh thành đề xuất xây tượng đài mà cấp trên không thể bác bỏ:
"Ai cũng biết đề xuất làm tượng đài là UBND tỉnh hoặc huyện. Và đề án bao giờ cũng nhấn mạnh đến ư nghĩa chính trị cao cả của tượng đài là ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của chế độ và qua đó giáo dục về truyền thống yêu nước và cách mạng.
Đề án mang tính chính trị như vậy và được phát ra từ các uỷ ban nhân dân không mấy khi bị bác bỏ, v́ những người phê duyệt sợ nếu bác bỏ th́ sẽ phạm vào điều thiêng liêng kia. Tiếp theo là đề xuất dự toán. Thường là sẽ nâng giá lên khoảng 10 đến 100 % giá trị thực," TS Nguyễn Xuân Diện viết.
"Năm 2015, xuất hiện Tuyên bố đ̣i hỏi "Nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xă hội đă và đang chồng chất". Tuyên bố có 336 chữ kư của các tổ chức và công dân."
Nhưng t́nh h́nh đến nay vẫn không đổi.
Việc chi tiêu tiền công cho xây tượng đài khi quốc gia đang chống dịch Covid đặt câu hỏi về nhăn quan chính trị của các quan chức Nghệ An, tỉnh nghèo thuộc hàng nhất nước.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng lên án nạn "tham ô lăng phí".
Ông c̣n nói rơ những kẻ tham ô là "ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ, làm quỹ riêng cho địa phương ḿnh, đơn vị ḿnh", theo các báo Việt Nam kể lại.
Hôm 17/10/2020, Thủ tướng VN nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với quan chức tỉnh Nghệ An ở TP Vinh về kinh tế ở tỉnh có dân số thứ tư trong các tỉnh ở Việt Nam.
Bên cạnh lời khuyến khích để tỉnh tăng thu nhập, tạo "kỳ tích Sông Lam", ông Phúc xác nhận:
"Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, nhận trợ cấp ngân sách lớn, phát triển c̣n theo chiều rộng, giá trị gia tăng thấp. Tỉnh c̣n thiếu các dự án động lực để tạo giá trị gia tăng, thu ngân sách và tăng trưởng."
Hồi tháng 10/2019, thế giới bàng hoàng v́ tin 39 người Việt nhập cư lậu vào Anh đă chết trong thùng xe đông lạnh ở Essex, phía Đông London.
Các điều tra sau đó cho thấy 16 nạn nhân được Anh Quốc đưa xác về Việt Nam chỉ trong một đợt là người dân Nghệ An, theo báo Nghệ An cuối tháng 11 cùng năm.
Nghệ An là tỉnh đóng góp không nhỏ vào ḍng người di dân trái phép sang châu Âu kiếm sống và đă nhận được hỗ trợ quốc tế để giải quyết vấn nạn này.
Lúc đó, có ư kiến ở hải ngoại nói chính quyền tại Việt Nam, cụ thể là Nghệ An, phải chịu trách nhiệm về thảm cảnh di dân như vụ 39 tử thi ở Essex.