Theo như một người phụ nữ ở Westminster, hốt hoảng nhắn tin với nhóm bạn trên Facebook rằng, cả nhà em ở Việt Nam bị ‘dính’ COVID-19 hết rồi các chị ơi, giờ có ai làm ơn làm phước bán lại cho em mấy loại thuốc, để em gửi gấp về nhà được không?.
Ông Cảnh Nguyễn đang soạn hàng gửi về Việt Nam. (H́nh: Đoan Trang)
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt dữ dội ở Sài G̣n, th́ không chỉ có chị Minh mới cuống cuồng lên như thế, mà nhiều cư dân ở Little Saigon tất bật lo đi “gom hàng” để gửi về tiếp tế cho người thân.
Ḿ gói là “cứu tinh”
Trưa ngày 9 Tháng Tám, ông Cảnh Nguyễn, nhà ở Garden Grove, đi gửi hơn 20 pound hàng về B́nh Dương.
Vừa ngồi sắp xếp lại các thứ trong thùng sẽ gửi, ông Cảnh kể với nhật báo Người Việt: “Nhà tui chưa có ai bị COVID-19, nhưng mấy bà chị tôi sợ lắm. Mấy bả ở trong nhà miết, nên tui mới phải gửi đồ về đây.”
Là em út trong nhà, ông Cảnh “nặng nợ” với các chị, và cả một đàn cháu, rất cần ông “cứu trợ.”
“Tui gửi đợt này là đợt thứ sáu rồi đó,” ông kể tiếp. “Mỗi đợt tui gửi về cho một gia đ́nh. Lần trước gửi cho chị bảy, hôm nay tui gửi cho chị tám. Rồi c̣n gia đ́nh các cháu nữa chứ.”
Thùng hàng gửi về B́nh Dương của ông Cảnh có thuốc bổ như Glucosamin, Vitamin C, thực phẩm đóng hộp, đồ khô như Spam, cá hộp, oatmeal, và cả bánh Pía, một loại đặc sản của Sóc Trăng.
“Bữa trước tui c̣n gửi ḿ gói về nữa mà!” Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên chuyện ông “chở củi về rừng”, ông Cảnh nói: “Ḿ gói là ‘cứu tinh’ đó nha. Hổm giờ bển cấm hết rồi. Người nhà tui đi từ xă này qua xă kia đâu có được nữa.”
Ông Huỳnh Quyền, nhà ở Long Beach, xuống tận Little Saigon để gửi hàng. (H́nh: Đoan Trang/Người Việt)
Chị Thủy Nguyễn ở đại lư gửi hàng Zippost Logistics trên đường Bolsa thừa nhận: “Đúng rồi, mấy tuần trước người ta ra đây gửi ḿ gói về Việt Nam nhiều lắm, toàn các loại ḿ Việt Nam xuất cảng sang đây thôi.”
Ngoài các loại thuốc bổ đă mua sẵn từ trước, lần này ông Huỳnh Quyền, nhà ở Long Beach, xuống tận Little Saigon để gửi hàng về cho thân nhân.
Ông nói: “Hồi Tháng Năm tôi gửi một đợt về cho người em ở B́nh Chánh rồi. Hôm nay tôi gửi thêm ít thuốc và quần áo nữa.”
Nhà nước “tiếp tế hành lá,” đành chờ hàng Mỹ
Giữa trưa nắng, nhiều người vẫn kiên nhẫn đứng “get line” để chờ gửi hàng về Việt Nam.
Chắc cũng mất gần một tiếng đồng hồ, thùng hàng của chị Lan Vơ mới được đặt lên bàn cân.
Do con gái c̣n ở Việt Nam, nên chị Lan hết sức lo lắng v́ t́nh h́nh dịch bệnh ở quê nhà đang rất nguy hiểm.
“Con gái tôi ở Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu,” chị kể. “B́nh thường nó chẳng cần ǵ, nhưng bây giờ, sức khỏe là trên hết, nên tôi mua cho nó mấy hộp thuốc bổ.”
Chị Lan Vơ trong lúc chờ gửi hàng về cho thân nhân ở Bà Rịa-Vũng tàu và Nha Trang. (H́nh: Đoan Trang/Người Việt)
Ngoài thùng hàng gửi về Vũng Tàu, chị Lan c̣n gửi một thùng nữa về Nha Trang. Đi cùng chị Lan là người chị gái, tên Lisa Vơ.
Chị Lisa cho biết: “Hôm nay tôi gửi ké ít đồ cho ông chú và mấy người em. Chú tôi sống gần Nha Trang khoảng 10 cây số, vậy mà cũng bị ‘lockdown’ đó. Các chợ ở xă, huyện ǵ cũng bị đóng hết. Người ta phát phiếu vô siêu thị mua, nhưng siêu thị th́ nghẹt người. Sợ nhiễm bệnh, mấy đứa em tôi tới rồi về, không mua ǵ hết. Có mắm ăn mắm, có muối ăn muối thôi.”
Chị Lisa kể tiếp: “Bây giờ Nha Trang, Vũng Tàu ǵ cũng giới nghiêm hết. Mọi người phải ở riết trong nhà. Xă chỗ ông chú tôi ở, người ta đem tới bịch rau, trái bầu hay trái bí ǵ đó, móc ở ngoài cửa. Nhưng cũng chính xă đó, mà xóm thằng em tôi, nó nói người ta mắc ngoài cửa một bó hành lá nhỏ tí, héo lên héo xuống, gọi là ‘tiếp tế lương thực’ đó. Chịu nổi không.”
Chịu không nổi, nên ngoài các loại thuốc bổ, chị c̣n mua thực phẩm khô gửi về.
Nh́n gói hàng vừa đặt lên cân, anh Triều Nguyễn, chủ tiệm Phúc Lộc Pakmail, nói với khách: “Anh ơi, hàng anh gửi không có loại mà Việt Nam gọi là ‘mặt hàng thiết yếu’ như thực phẩm đồ khô, em sợ họ không cho nhận. Anh chịu khó chạy qua chợ Á Đông mua vài lon thịt hộp đi nha.”
Anh Hùng Nguyễn, người đi gửi hàng, ngơ ngác: “Ơ, có quy định ấy à?”
Dù thắc mắc, anh Hùng vẫn chịu khó đi một lúc, và quay về với năm hộp thịt, để gửi kèm với mấy lọ thuốc bổ, rồi đặt lên quầy. Quay qua chúng tôi, anh nói: “Người nhà tôi ở thành phố Thủ Đức. Lúc chưa bùng dịch, tôi cũng gửi b́nh thường về. Giờ khó khăn thế này, chẳng biết chúng nó có cho nhận không. Chắc hên xui.”
Ông Hùng Nguyễn mua năm hộp thịt để cho có “mặt hàng thiết yếu.” (H́nh: Đoan Trang/Người Việt)
Thuốc bổ không thiếu, Tylenol vẫn c̣n nhiều
Trở lại câu chuyện của chị Minh, người không mua được thuốc bổ gửi về.1
Theo như những tấm h́nh chị gửi, các loại thuốc chị cần t́m là Tylenol, Zinc, Vitamin D3, Quercetin,… Chị nhắn thêm: “Mấy loại thuốc bổ cho tim mạch, chống viêm này bây giờ cần lắm, v́ nhà thương ở Việt Nam hết chỗ chứa rồi. Ba mẹ và mấy đứa em của em phải tự chữa ở nhà.”
Hồi cuối Tháng Bảy, khi đi ghi nhận t́nh h́nh gửi hàng về Việt Nam, chúng tôi chỉ nghe nói các loại thuốc giảm đau như Advil, Tylenol mới “hút hàng,” chứ mấy loại thuốc bổ này ở Mỹ không bao giờ thiếu.
Nhưng để kiểm tra xem có đúng là hàng bị thiếu như lời chị Minh, chúng tôi đến Costco Garden Grove trên đường Century. Quả thật nơi đây không hề thiếu Zinc, Vitamin D3,… Thậm chí có nhiều loại thuốc bổ c̣n giảm giá trong thời gian này. Thí dụ thuốc bổ tổng hợp Super B complex chỉ c̣n $9.99, thay v́ $12.49; Glucosamine c̣n $11.99, giảm $3 mỗi lọ,…
Nhiều loại thuốc bổ đang được bán giảm giá ở Costco. (H́nh: Đoan Trang/Người Việt)
Tuy nhiên, thuốc giảm đau Tylenol th́ hết sạch. Ngay kệ mà trước đây chất đầy những hộp thuốc Tylenol, giờ chỉ là một thùng trống.
Chúng tôi gặp Victoria, nhân viên của Costco, và hỏi về thuốc Tylenol, và nhận được câu trả lời: “Chúng tôi cũng không biết, chỉ thấy kệ thuốc ấy trống từ mấy tuần nay rồi.”
Nghĩ bụng, có thể Costco này nhiều người Việt đến mua sắm, nên đă bị “gom hàng,” chúng tôi chạy qua Costco ở thành phố Fountain Valley, trên đường Newhope. Nhưng bên này, thậm chí c̣n không có kệ thuốc Tylenol.
Thấy một nhân viên đi tới, chúng tôi hỏi t́m thuốc Tylenol mà không thấy. Mike, nhân viên Costco, lắc đầu: “Không c̣n lâu rồi chị ơi, chúng tôi cũng đă đặt mua từ tuần trước, nhưng bao giờ thuốc về th́ tôi không biết.”
Thật sự Tylenol không hề khan hiếm đến mức như vậy. Một người trong nhóm bạn của chị Minh là chị Tuyết Trần, nhà ở Pomona, cho biết chị vừa đi Costco cuối tuần trước và mua được hai hộp Tylenol.
“Chị ở Little Saigon, chịu khó chạy lên đây đi, sẽ mua được thôi. Mấy loại thuốc chị đang t́m, trên này có đủ hết, kể cả Tylenol cũng c̣n rất nhiều,” chị Tuyết nhắn.
Kệ đựng thuốc Tylenol ở Costco Garden Grove trống rỗng. H́nh chụp ngày 9 Tháng Tám, 2021. (H́nh: Đoan Trang/Người Việt)
Nỗi ám ảnh “shipper”
“Hàng gửi hôm nay, chừng nào tới?” Đó là câu hỏi của rất nhiều người khách đi gửi hàng, v́ ai cũng suốt ruột, mong muốn hàng về đến tận tay người nhà, th́ mới yên tâm.
Mấy tuần nay, khi nghe khách hỏi câu này, hầu hết các dịch vụ chuyển hàng Việt Nam đều trả lời… chắc nịch: “Không có ǵ thay đổi,” nhưng tḥng một câu “mà c̣n tùy shipper có được đi giao hay không, và khu nhà người nhận có gị ‘giăng dây’ (có người nhiễm COVID-19, cư dân ‘nội bất xuất ngoại bất nhập’) hay chưa.”
Những mặt hàng được chọn mua gửi về trong đợt này nhiều nhất, ngoài thuốc men, thực phẩm, quần áo, c̣n có bộ thử COVID-19, khẩu trang, và tiền.
Tuy nhiên những tuần qua, không chỉ Sài G̣n, mà ở các nơi đều phong tỏa, người đi giao (shipper) không được tung hoành ngang dọc như trước, nên tiền được gửi qua ngân hàng thay v́ shipper giao tận nhà.
Nhưng bây giờ, shipper lại là “nỗi ám ảnh” của mọi người, sau những câu chuyện kể nghe thấy sợ.
Anh Tùng Nguyễn, nhà ở Santa Ana, kể: “Thằng em vợ tôi nói có anh hàng xóm đang ‘khỏe như voi,’ cứ sau giờ làm lại vác vợt ra sân tennis. Từ ngày thành phố phong tỏa, anh chỉ ru rú trong nhà, không bước chân ra khỏi cửa. Vậy mà tuần trước gặp shipper để nhận hàng, qua ngày hôm sau anh bị ho, khó thở. Giờ đang nằm cấp cứu trong nhà thương cùng với cái máy trợ thở.”
Sau câu chuyện, người em ‘bắn tin’ qua cho anh rể: “Đừng có gửi ǵ về vào lúc này nhe anh. Hàng về tụi em cũng không dám ra nhận đâu.”
Tuy vậy, người đi gửi hàng vẫn đông, bởi không ai chịu nổi khi biết thân nhân của ḿnh phải sống trong cảnh thiếu thốn. Thế là lại đi mua hàng, và gửi về.
Nhiều người t́m mua các loại thuốc bổ trong Costco. (H́nh: Đoan Trang/Người Việt)
“Năm ngoái, bên này có nhiều người nhận được khẩu trang ở Việt Nam gửi qua. C̣n bây giờ, người ta ra đây mua khẩu trang gửi về,” anh Quân Phạm ở Zippost Logistics, nói. “Bên đó dù c̣n khẩu trang, người ta cũng không được ra đường để đi mua cơ mà.”
Anh Quân c̣n cho biết, nhóm bạn của anh vừa chung tiền mua một thùng có 900 khẩu trang N95 gửi về cho bệnh viện Nguyễn Trăi.
“Tôi có người bà con làm điều dưỡng ở bệnh viện này,” anh Quân kể. “Họ nói, các điều dưỡng ở đây chỉ được phát mỗi ngày đúng một chiếc khẩu trang N95, c̣n đồ bảo hộ th́ ba ngày mới được thay một bộ. Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19 mà các y tá, điều dưỡng được bảo vệ như thế, chỉ có chết sớm mà thôi.”
Chưa bao giờ người dân Việt khốn khổ như lúc này. “Ḿnh may mắn được sống ở đây, nên bằng mọi giá phải giúp đỡ người nhà ḿnh để họ vượt qua được giai đoạn hiểm nghèo này,” chị Lisa nói. [kn]