Dịch Covid-19 đă khiến nhiều người dân điêu đứng. Nhiều chủ doanh nghiệp đă phải thông báo phá sản v́ không đủ kinh tế duy tŕ doanh nghiệp trong dịch. Tại Hà Nội, nhiều khách sạn đă thông báo bán khách sạn v́ không thể tiếp tục kinh doanh.
Từ khi Covid-19 bùng phát, ngành kinh doanh khách sạn là nhóm phải chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, hầu hết khách sạn đóng cửa hoặc tranh thủ sửa chữa, bảo tŕ trong giai đoạn ngưng các hoạt động vận hành, nhiều tài sản trong số đó bắt đầu rao bán.
Do không có một dự báo chính xác cho thời gian kết thúc dịch bệnh, v́ vậy, nhiều khách sạn ghi nhận báo cáo lỗ liên tục và tính đến phương án chuyển nhượng để cắt giảm việc "đốt tiền mặt" và hoàn thành các nghĩa vụ vay với ngân hàng.
Khảo sát của phóng viên cho thấy, tin rao bán khách sạn xuất hiện ngày càng nhiều từ giữa đợt Covid-19 thứ hai đến nay – đang trong đợt bùng dịch lần thứ tư. Ban đầu, chỉ xuất hiện tại một số tuyến đường thuộc lơi trung tâm phố cổ quận Hoàn Kiếm nhưng nay “lan” ra các quận như Ba Đ́nh, Tây Hồ…
Trên tuyến đường thuộc lơi trung tâm phố cổ tập trung nhiều khách sạn 2 – 3 sao. Tờ rơi, áp phích, biển quảng cáo rao bán tài sản xuất hiện dày đặc.
Hầu hết khách sạn đóng cửa hoặc tranh thủ sửa chữa, bảo tŕ trong giai đoạn ngưng các hoạt động vận hành.
Đa số các chủ tài sản kiên quyết giữ giá nhưng cũng có vài trường hợp xác nhận giảm giá 5% hay để ngỏ lời mời sẵn sàng thương lượng "sâu" (giá tốt) để thúc đẩy giao dịch nhanh hơn. Tại khu vực phố cổ Hà Nội, ngoài những khách sạn 5 sao thị trường mua bán yên ắng, c̣n những khách sạn 2 – 3 sao tọa lạc ở những nơi cách Hồ Gươm 1 – 2km, tờ rơi, áp phích, biển quảng cáo rao bán tài sản xuất hiện dày đặc.
Một khách sạn Hàng Bè, tổng diện tích sử dụng là 105m2, mặt tiền 5,5 m, 5 tầng, 16 pḥng đang rao bán 87 tỷ đồng. Chủ sở hữu cho biết, đây đă là mức giá “hữu nghị” nhất trong khu vực này.
Một khách sạn khác có diện tích hơn 200 m2, mặt chính là Phố Huế, giá 300 triệu đồng mỗi m2. Khách sạn này được rao bán trên sàn trực tuyến Alonhadat ghi "cần bán v́ Covid-19". Người đứng ra bán tài sản giải thích đăng giảm giá để thu hút sự quan tâm của bên mua.
Tương tự, khảo sát của phóng viên tại phố Hàng Giầy (Hoàn Kiếm) cũng xuất hiện không ít khách sạn mini và căn hộ dịch vụ đóng cửa im ĺm, mặt tiền chi chít biển in số điện thoại liên hệ cho thuê hoặc bán.
Khách sạn Hàng Bè, tổng diện tích sử dụng là 105m2, mặt tiền 5,5 m, 5 tầng, 16 pḥng đang rao bán 87 tỷ đồng.
Số lượng khách sạn rao bán ngày càng nhiều nhưng tỉ lệ giao dịch thành công thực tế chỉ nhỏ giọt.
Thực chất, đây phần lớn là những căn nhà phố mặt tiền chuyển đổi công năng. Nhiều khách sạn mini, homestay được môi giới địa phương cho biết chủ tài sản đă khai thác ổn định trong 10 năm chưa từng sang tay lần nào. Trên trang rao bán, chủ khách sạn ghi thông tin có thể chứng minh mức thu nhập từ khai thác khách sạn này đạt khoảng 150 triệu đồng/tháng từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Bên cạnh đó c̣n có giấy tờ pháp lư, sổ hồng riêng… và sẵn sàng hoàn tất thủ thủ “sang tay” nhanh chóng nếu bên mua chồng tiền ngay.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đă rao bán gần nửa năm nhưng những khách sạn này vẫn chưa t́m được chủ mới. Trong khi đó, theo thông tin trên batdongsan.com, lượng rao bán khách sạn ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Khách hàng rao bán khách sạn đang dồi dào, nhưng “đơn đặt hàng” mua hầu như không có. Các tài sản chờ giao dịch hiện nay ở mức cao nhất trong ṿng 10 năm qua.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tại thị trường Việt Nam chưa ghi nhận hiện tượng thoái vốn theo kiểu bán tháo, bán lỗ khách sạn. (Nghĩa là giá trị tài sản lúc rao bán thấp hơn giá trị trong sổ sách). Hiện tại, các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng thuộc phân khúc 4-5 sao vẫn đang cố gắng cầm cự. Trong khi đó, các khách sạn 2-3 sao hoặc khách sạn gia đ́nh, khách sạn mini đang gặp nhiều áp lực hơn phân khúc cao cấp.