Theo Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cho biết. Trung Quốc đă thực hiện 39 vụ phóng vào năm 2020, đưa 89 tàu vũ trụ vào không gian. Vào năm 2021, quốc gia này đặt mục tiêu phóng nhiều hơn nhằm thực hiện một loạt tham vọng không gian chưa từng có.
Ngay từ đầu năm 2021, CASC tuyên bố Trung Quốc sẽ thực hiện hơn 40 phi vụ phóng tên lửa Trường Chinh (Long March) vào không gian nhằm thực hiện các sứ mệnh khác nhau trong vũ trụ, bao gồm phóng các mô-đun xây dựng Trạm Vũ trụ Trung Quốc (Thiên Cung), thám hiểm Hệ Mặt Trời cùng các nhiệm vụ có người lái khác ngoài không gian, SpaceNews thông tin.
Cụ thể, các tham vọng của Bắc Kinh ở tầm quỹ đạo Trái Đất và xa hơn nữa là ǵ?
THAM VỌNG TRUNG QUỐC NGOÀI KHÔNG GIAN
Một bản tóm tắt ngắn gọn trong một thông cáo báo chí của CASC cho biết các sứ mệnh liên quan đến tổ hợp Trạm Vũ trụ Trung Quốc (CSS) sẽ nằm trong số hơn 40 lần phóng do tên lửa Trường Chinh phụ trách đă được lên kế hoạch.
1. Ở vùng quỹ đạo Trái Đất
- Xây dựng Trạm Vũ trụ Trung Quốc (CSS), có tên Thiên Cung:
Trung Quốc đă phóng thành công các sứ mệnh nhằm hoàn thiện trạm Thiên Cung như:
+ Phóng mô-đun lơi Thiên Hà (ngày 29/4/2021; tên lửa Trường Chinh 5B thực hiện);
+ Phóng tàu chở hàng Thiên Châu 2 (ngày 29/2/2021, Trường Chinh-7 Y3 thực hiện);
+ Phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 2 (17/6/2021; Trường Chinh 2F thực hiện).
Tổng cộng có 11 sứ mệnh phóng của tên lửa Trường Chinh nhằm xây dựng Trạm Vũ trụ của Trung Quốc được lên kế hoạch vào năm 2021 và 2022. Các vụ phóng này diễn ra tại băi phóng ở Văn Xương và Tửu Tuyền.
- Triển khai loạt vệ tinh dân sự, quân sự:
Báo cáo cũng nêu rơ CASC cũng sẽ tập trung đẩy nhanh việc ứng dụng các dự án khoa học và công nghệ lớn của quốc gia như hệ thống định vị vệ tinh Beidou (Bắc Đẩu) trong hàng không dân dụng và các lĩnh vực khác.
Các sứ mệnh dân sự dự kiến sẽ bao gồm vệ tinh thời tiết Fengyun, Vệ tinh có thể phục hồi thế hệ mới (NGRS) và vệ tinh quan sát Trái Đất Gaofen.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể phóng các vệ tinh viễn thám Yaogan để trinh sát và phục vụ quốc pḥng.
Các vụ phóng khác có thể bao gồm vệ tinh viễn thám thương mại Hainan-1 và Satellogic.
2. Thám hiểm Hệ Mặt Trời:
- Thăm ḍ sao Hỏa:
Sứ mệnh thành công khi Thiên Vấn 1 thả tàu thám hiểm sao Hỏa Chúc Dung xuống bề mặt sao Hỏa, tại địa điểm đồng bằng Utopia Planitia ở bán cầu bắc của sao Hỏa, ngày 15/5/2021. Tên lửa Trường Chinh 5 thực hiện vụ phóng này.
Trung Quốc cho biết, sau Thiên Vấn 1, nước này sẽ thực hiện loạt sứ mệnh Thiên Vấn 2,3,4 nhằm lấy mẫu sao Hỏa rồi mang trở về Trái Đất nghiên cứu.
- Đưa người lên Mặt Trăng:
Trung Quốc đang dồn nhiều lực để thám hiểm Mặt Trăng. Với loạt sứ mệnh Chang'e (Hằng Nga), Trung Quốc đă đổ bộ Mặt Trăng thành công (Chang'e 4, vào ngày 3/1/20219; Trường Chinh 3B phóng), mang mẫu vật Mặt Trăng về Trái Đất nghiên cứu thành công (Chang'e 5 mang về 1,731 gram vật liệu Mặt Trăng vào ngày 16/12/2020; Trường Chinh 5 phóng);
Các sứ mệnh tiếp theo Chang'e 6,7 là khảo sát chi tiết về vùng cực nam của Mặt Trăng; Sau đó thu thập mẫu vật Mặt Trăng tại cực nam này (cụ thể ở lưu vực Nam Cực-Aitken (SPA)) và đưa về Trái Đất nghiên cứu. Dự kiến năm 2024, Trung Quốc sẽ có trong tay mẫu vật quư giá mà chưa quốc gia nào có được này.
Bước tiếp theo, nước này đang cùng Nga xây dựng Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (International Lunar Research Station - ILRS). Dự kiến, đến năm 2036, sẽ có người lên ILRS sinh sống.
Trong tương lai, Trung Quốc c̣n đặt tham vọng: Xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng, từ đó đưa con người lên sinh sống và làm việc.
- Chinh phục sao Mộc:
Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đặt tham vọng sẽ kết thúc thập kỷ 2020s bằng cách phóng một tàu vũ trụ lên sao Mộc; có thể bao gồm một tàu đổ bộ lên mặt trăng Callisto (của sao Mộc).
Planetary.org thông tin, tàu quỹ đạo sao Mộc Callisto (JCO) và Tàu quan sát Hệ thống Sao Mộc (JSO) sẽ cùng được phóng vào năm 2029 và đến sao Mộc vào năm 2035. JCO và JSO sẽ nghiên cứu kích thước, khối lượng và thành phần của các vệ tinh (mặt trăng) lớn nhỏ của sao Mộc.
Các sứ mệnh này bổ sung cho các sứ mệnh Europa Clipper và Lucy của NASA, cũng như sứ mệnh JUICE của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).
Sứ mệnh sao Mộc của Trung Quốc có tên dự kiến là Gan De (Cam Đức). Đây là tên của một nhà thiên văn học người Trung Quốc sinh vào thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên (người nước Tề), người đă thực hiện những quan sát chi tiết ban đầu về sao Mộc cũng như vệ tinh của sao Mộc dù không có kính thiên văn hỗ trợ.
- Không bỏ qua tiểu hành tinh/thiên thạch:
Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSSC) đă tiết lộ kế hoạch phóng một biệt đội gồm 23 tên lửa Trường Chinh 5 (nặng tổng 900 tấn) vào không gian năm 2031 để cứu Trái Đất khỏi nguy cơ bị tiểu hành tinh Bennu lao vào gây hậu quả hủy diệt.
Bennu cách Trái Đất khoảng 480.000 km, nặng khoảng 33,5 tỷ kg, có thể gây ra một vụ nổ mạnh 1,15 gigaton nếu nó va vào Trái Đất. Trung Quốc tính toán và chỉ ra rằng, với biệt đội 23 tên lửa Trường Chinh 5 này có thể đánh bay tiểu hành tinh Bennu ra xa gần 9.000 km, cứu Trái Đất khỏi nguy cơ va chạm hủy diệt.
Trường Chinh 5 hiện đang là ḍng tên lửa vũ trụ mạnh nhất của Trung Quốc.
Trung Quốc c̣n lên kế hoạch phát triển tên lửa Trường Chinh 9 vào năm 2028 nhằm phục vụ một loạt các sứ mệnh phóng vào không gian. Có thể thấy, các bước đi của Trung Quốc trong hành tŕnh chinh phục không gian hết sức bài bản. Và điều này khiến Mỹ phải lo ngại cho vị trí dẫn đầu không gian của ḿnh.