Hai mươi năm sau, dư chấn vẫn c̣n đó, và người ta vẫn tự hỏi : Làm thế nào một kiểu khủng bố như vậy lại có thể xảy ra tại Hoa Kỳ, một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới?, vào ngày 11/09/2001, nước Mỹ rung chuyển v́ loạt tấn công khủng bố thảm khốc nhất trong lịch sử đất nước gần 3.000 người chết và hơn 6.000 người bị thương.

Ṭa tháp phía nam của World Trade Center bốc cháy sau khi chiếc máy bay số hiệu UA 175 bị những tên khủng bố chiếm lấy lao thẳng vào, New York, ngày 09/11/2001. © wikipedia
11/9/2001: « Cứ như một trận Trân Châu Cảng ! »
Đó là một ngày thứ Ba định mệnh trong lịch sử nước Mỹ đương đại. Trong ṿng chưa đầy hai tiếng, 19 tên khủng bố chiếm lấy 4 chiếc máy bay hàng không dân dụng Mỹ, tiến hành loạt tấn công tại ba điểm khác nhau : Ṭa tháp đôi của World Trade Center ở New York, Lầu Năm Góc – trụ sở bộ Quốc Pḥng Mỹ - và Shanksville tại Pennsylvania. Tấn thảm kịch này đă cướp đi 2.977 sinh mạng. Riêng tại ṭa tháp đôi, con số tử vong là 2.753 người, trong đó có 343 lính cứu hỏa và 60 cảnh sát, nhưng chỉ có 1.643 người là được nhận dạng.
Cả thế giới chấn động. Nước Mỹ bị tấn công. Cứ như một Trân Châu Cảng. Tổng thống Mỹ George W. Bush trên chiếc Air Force One rời Florida đến căn cứ quân sự Andrews ở ngoại ô Washington, khi quan sát Lầu Năm Góc từ trên cao, đă thốt lên : « Đây mới chính là diện mạo của cuộc chiến thế kỷ XXI ! ».
V́ sao nước Mỹ - một cường quốc hàng đầu thế giới về quân sự cũng như là kinh tế lại không thể dự báo và ngăn chặn được cuộc tấn công thảm khốc đó ? Trong cuộc điều tra đặc biệt nhân kỷ niệm 20 năm tấn thảm kịch này, nhà báo Gregory Philipps của đài France Inter, qua các cuộc gặp gỡ với nhiều cựu nhân viên an ninh, t́nh báo Mỹ và một số chuyên gia Pháp, ghi nhận cả một hệ thống kẽ hở trong ngành an ninh, t́nh báo Mỹ vào thời điểm đó.
Al Qaida: Những chỉ dấu báo động đỏ
Nhà báo nhắc lại, ba năm sau biến cố lịch sử này, năm 2004, ông Philip Zelikow, trong bản báo cáo của ủy ban điều tra Nghị Viện đă nêu rơ hai điểm yếu ngành an ninh Mỹ : Cuộc chiến chống khủng bố trước ngày 11/9 chỉ là một ưu tiên hạng ba đối với giới chức an ninh quốc gia và việc bảo vệ không phận Mỹ trong ngày bị tấn công chỉ được thiết lập một cách vội vă.
Điều khó hiểu là trước khi xảy ra vụ tấn công, đă có nhiều chỉ dấu báo động đỏ mối đe dọa khủng bố. Ngay từ giữa những năm 1990, Al Qaida, đặc biệt là Oussama Ben Laden, người thành lập tổ chức khủng bố này, đă nằm trong tầm ngắm của t́nh báo Mỹ. Nhiều vụ đánh bom tự sát được cho là do Al Qaida thực hiện nhắm vào người Mỹ và những cơ quan đại diện lợi ích Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới, đă xảy ra trong suốt giai đoạn này. Cụ thể:
Vụ khủng bố ở tầng hầm parking của World Trade Center năm 1993 làm 6 người chết, hơn 100 người bị thương.
Tháng Giêng năm 1995, an ninh Philippines phá vỡ âm mưu chuyển hướng hàng chục máy bay dân dụng của Mỹ trên Thái B́nh Dương của Al Qaida, c̣n được gọi là « chiến dịch Bojinka ».
Năm 1996, vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp dân cư Dahran ở Ả Rập Xê Út làm 20 người chết, trong đó hết 19 người là công dân Mỹ, 400 người bị thương.
Ngày 07/08/1998, cuộc tấn công khủng bố kép nhắm vào hai ṭa đại sứ Mỹ, một ở Nairobi, Kenya và một ở Dar es Salaam, Tanzania đă làm 224 người thiệt mạng, trong đó có 12 công dân Mỹ.
Trong tầm ngắm
Ali Soufan, cựu điều tra viên của FBI, một trong số những người đầu tiên gióng chuông báo động ngay từ năm 1996 về mối đe dọa Al Qaida nhớ lại : « FBI đă bắt đầu theo dơi Al Qaida khá sớm. Từ năm 1996, 1997, chúng tôi đă chú ư đến Ben Laden. Vào thời điểm đó, nhiều người trong cơ quan t́nh báo kể cả bên an ninh liên bang chỉ nghĩ rằng Ben Laden là một nhà tài trợ, chứ không nghĩ là nhân vật này có khả năng chuyển sang cả hành động.
Tháng 8/1996, ông ta tuyên bố thánh chiến chống nước Mỹ. Chúng tôi nghĩ là nghiêm trọng, nhưng nhiều người khác th́ không. Tháng 2/1998, ông ta phát ra một lệnh fatwa kêu gọi hạ sát người Mỹ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chúng tôi thực sự tin rằng việc này là nghiêm trọng, đến mức ngầm kết án vắng mặt Ben Laden vào tháng 6/1998. »
Về điểm này, ông Philip Zelikow, có giải thích thêm như sau : « Quả thật những kẻ thực hiện vụ khủng bố ngày 11/9 đă tuyên chiến với nước Mỹ bằng một bản fax gởi đến Luân Đôn vào đầu năm 1998. Bức fax này đến từ một nhóm bí ẩn, nằm ở một nơi kém phát triển nhất của thế giới, ở phía nam Afghanistan. Trong suốt năm 2001, chúng tôi đă suy nghĩ nhiều : Nhóm khủng bố này làm ǵ ở Afghanistan ? Nhưng ư tưởng nước Mỹ đến xâm chiếm Afghanistan để bắt lấy những kẻ đó trước năm 2001 là điều không thể nhắm đến ! »
Những kẻ hỡ
Sau vụ tấn công này, nhiều câu hỏi được đặt ra. 19 tên khủng bố đó là ai ? V́ sao chúng không bị theo dơi ? Tại sao thông tin đồng phạm Mohammed Atta, từ Hambourg (Đức) đến Mỹ vào đầu mùa hè năm 2000, để học lái máy bay tại nhiều trường khác nhau Florida, Arizona và Minnesota đă không được chuyển đến Washington ? Trả lời câu hỏi nhà báo Gregory Philipps, nhà nghiên cứu, chuyên gia về các mạng lưới thánh chiến, ông Dominique Thomas, thuộc trường EHSS, đưa ra các nhận định :
« Trước hết, một trong những lỗ hổng lớn của hệ thống dân chủ là t́nh trạng quan liêu, đôi khi c̣n thiếu cả sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau. Quư vị có thể có đủ hết các mảng ghép nhưng chúng lại nằm rải rác ở nhiều bộ phận khác nhau, và không có sự liên thông hay kết nối tồi (…)
Hơn nữa, tôi nghĩ rằng vào thời điểm đó, cơ quan FBI có quá ít chuyên gia đủ khả năng phân tích các mối đe dọa. Nếu như chúng ta không có người thạo tiếng Ả Rập, những người nắm rơ khu vực này, hiểu được hệ tư tưởng, cách nói chuyện, tâm lư của những nhân vật đó, th́ đương nhiên quư vị thất bại trong cuộc chiến này thôi ! »
Ali Soufan là một ví dụ điển h́nh. Là người đầu tiên xác định được danh tính của Khaled Cheikh Mohammed, kẻ chủ mưu của loạt tấn công thảm khốc, nhưng Ali Soufan là một trong số hiếm hoi các nhà điều tra của FBI nói thạo tiếng Ả Rập, v́ có gốc người Liban. T́nh trạng này cũng xảy ra tương tự ở CIA. Ông nh́n nhận sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa là điều cốt lơi trong cuộc chiến chống khủng bố.
Chống khủng bố: Ưu tiên hạng ba, thất bại to lớn
Bên cạnh việc thiếu hiểu biết về thế giới Ả Rập, thiếu sự liên thông giữa các ban ngành, báo cáo của ông Philip Zelikow cho ủy ban điều tra nghị viện Mỹ c̣n nêu rơ trách nhiệm của ngành t́nh báo Mỹ trước ngày 11/9, chưa bao giờ xem xét nghiêm túc mối họa khủng bố.
Cuộc chiến chống khủng bố chỉ là ưu tiên thứ yếu của an ninh Mỹ thời đó, theo như giải thích của ông Mathhew Levitt, chuyên gia về chống khủng bố, với nhà báo Gregory Philipps.
« Giờ nghĩ lại người ta chợt nhận thấy có điều ǵ không ổn, khó tin và cảm thấy đau đớn. Vào lúc đó có quá nhiều thông tin để xử lư, các nhân viên an ninh làm việc như điên. Nhưng bộ phận chống khủng bố ở FBI lúc ấy bị ví như là thùng nấu quần áo, đó không phải là nơi để họ thăng tiến. Hoạt động chính của FBI là tập trung nhiều vào các vụ án h́nh sự. Làm việc cho bộ phận chống khủng bố, gián điệp thật sự không mấy ǵ được xướng tên trên bảng vàng. Phần lớn thời gian họ chẳng bắt được ai. Ngày nay, khi nói đến khủng bố là người ta nghĩ đến cả một mẻ lưới. Nhưng đó là một hiện tượng hậu 11/9 ».
Nh́n từ khía cạnh này, bà Valerie Plame, một cựu sĩ quan CIA, đánh giá : « Đây thật sự là một thất bại to lớn của các cơ quan t́nh báo Mỹ. Đó chẳng qua là do thiếu chút suy nghĩ về việc làm thế nào vụ khủng bố này có thể xảy ra. Loạt khủng bố này không tốn kém nhiều chi phí (khoảng nửa triệu đô la), chẳng cần nhiều sự huấn luyện (hai năm chuẩn bị). Những tên khủng bố này lại thoát được tầm theo dơi của FBI, cơ quan lẽ ra có trách nhiệm phải giám sát những đối tượng này.
Rồi CIA cũng có cả những thông tin nhập cảnh vào Mỹ của những nghi phạm này nữa. Làm thế nào chúng có thể thoát được sự giám sát đó ? Người ta đă phớt lờ các dấu vết của FBI. Họ đă phí quá nhiều thời gian, sức lực và năng lượng để t́m kiếm một sự mưu phản. Nhưng làm ǵ có sự mưu phản nào. Đó chẳng qua là sự chểnh mảng, lơ là của Mỹ mà thôi ! »
Gregory Philipps lưu ư, trước năm 2001, mối đe dọa khủng bố này được cho là « xa vời » đến mức người ta có thể mang theo cả dao rọc giấy hay một con dao nhỏ kích cỡ chưa tới 10 cm trong hành lư mà không phải lo lắng ǵ. Thậm chí, người thân có thể đưa hành khách đến tận cửa lên máy bay. Trước ngày 11/9, FAA – Cục Hàng không Liên bang Mỹ công bố một danh sách đen cấm một số người đáp máy bay, nhưng danh sách này chỉ có 12 tên, trong đó Cheikh Mohammed, một trong số đầu năo của loạt khủng bố này.
Ben Laden và 10 năm truy nă
Đương nhiên, lănh đạo CIA lúc bấy giờ là George Tenet đă được báo động, Richard Clark – cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Bush có gióng chuông báo động về mối họa khủng bố Al Qaida. Dù vậy, những tên khủng bố « nằm vùng » trên đất Mỹ lại không được cảm nhận như là mối đe dọa quan trọng. V́ sao như vậy ? Ông Andrew Card, chánh văn pḥng Nhà Trắng thời kỳ đó giải thích :
« Tổng thống Bush đă làm những ǵ ông ấy nên làm. Tôi đă đọc lại tất cả những bản báo cáo t́nh báo mà ông ấy đă xem qua. Và tôi c̣n nhớ có một bản báo cáo gây tranh căi được đệ tŕnh lên hồi tháng 8/2001, báo động rằng Al Qaida đang chuẩn bị làm điều ǵ đó với Ben Laden. Rồi sau đó cũng có lời đáp : Đúng vậy, họ muốn tấn công nước Mỹ nhưng không ai có thể dự đoán chính xác ngày xảy ra vụ khủng bố.
Ai có thể có được câu trả lời đúng ? Liệu chúng tôi có thể nào cấm các máy bay cất cánh trong ngày 11/9 hay không ? Giờ th́ chúng ta biết được là những tên khủng bố đó đă khởi động vụ tấn công này trước đó vài ngày. Như vậy là chúng tôi đă có những thông tin sai và do vậy chúng tôi đă chọn nhầm ngày để chặn các chuyến bay.
Giả như chúng tôi có cấm các chuyến bay trong ngày đó, trong ṿng một tuần hay một tháng, điều đó sẽ tàn phá kinh tế đất nước. Quốc Hội rất có thể sẽ chất vấn chúng tôi : Các ông đang làm điều ǵ vậy ? Các ông không thể đóng cửa kinh tế đất nước như thế. Giờ th́ chúng tôi hiểu rằng lẽ ra chúng tôi đă phải làm điều ǵ đó ! »
Sau vụ khủng bố này, quyền hạn của các cơ quan t́nh báo đă được mở rộng. Hơn 262 cơ quan liên bang đă được lập ra hay được điều chỉnh lại. Hơn 850 ngàn nhân viên được tuyển dụng tại Mỹ trong lĩnh vực thu thập t́nh báo có nguy cơ biến hệ thống này c̣n trở nên quan liêu hơn và khó thể kiểm soát.
Một điều hiển nhiên là các cơ quan an ninh Mỹ đă không thể phá vỡ vụ khủng bố ngày 11/09/2001. Và họ cũng đă phải mất đến 10 năm sau mới t́m ra được kẻ chủ mưu thực sự của loạt khủng bố này : Oussama Ben Laden !