Thói quen sử dụng ngôn ngữ trong văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng đến quyết định làm đèn tín hiệu giao thông 'khác người' nơi đây.
Đèn giao thông với ba màu đỏ, vàng và xanh lục (xanh lá cây) quen thuộc trên khắp thế giới, biểu thị cho ư nghĩa dừng, chờ và được đi khi tham gia giao thông. Nhưng tại Nhật Bản, màu xanh lục của đèn thay bằng màu xanh lam.
Một trụ đèn tín hiệu giao thông ở Nhật Bản. Ảnh: Japan Times
Trong ngôn ngữ truyền thống Nhật Bản, có 4 màu sắc chính được đề cập là trắng, đen, đỏ và xanh. Riêng màu xanh là "Ao" và màu được nhắc hay ám chỉ đến trong giao tiếp là xanh lam. Sự phân biệt về sắc xanh trong ngôn ngữ Nhật Bản khá mơ hồ và chữ Ao - biểu thị cho xanh lam - cũng bao hàm luôn nghĩa xanh lục.
Đến giai đoạn Heian (794-1185) ở Nhật Bản, ngôn ngữ nước này có thêm chữ "midori" biểu thị cụ thể cho màu xanh lục. Dẫu vậy, "midori" không được sử dụng rộng răi và dần rơi vào quên lăng. Người Nhật vẫn chủ yếu sử dụng chữ Ao (xanh lam) để giao tiếp hay ghi chép, bao hàm cả màu xanh lục (xanh lá cây).
Trụ đèn tín hiệu giao thông đầu tiên tại Nhật Bản được lắp bởi người Mỹ, ở giao lộ Hibiya năm 1930. Màu xanh trên cột đèn là xanh lục nhưng trong văn tự và các tài liệu ghi chép của người Nhật vẫn dùng từ Ao - xanh lam.
Những năm sau đó, khi hệ thống giao thông các nước trên thế giới tiến đến những bộ quy tắc chung, chính phủ Nhật Bản muốn thay đổi cách mô tả đèn giao thông theo chuẩn xanh lục như màu sắc vốn có của chúng. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học phản đối và đấu tranh với chính phủ để có thể tiếp tục sử dụng chữ Ao (xanh lam) trong tên gọi đèn.
Xung đột giữa hai bên kết thúc bằng một thỏa hiệp năm 1973 khi chính phủ nước này điều chỉnh đèn giao thông từ xanh lục sang màu xanh lam như một cách để thuật ngữ "Ao" tiếp tục được sử dụng trong ngôn ngữ của người Nhật. C̣n về mô tả, màu xanh lam trên cột đèn được được gọi là màu xanh lục có sắc xanh "đậm nhất có thể".