Sữa đậu nành rất giàu protein ưu chất, tuy nhiên những người có dạ dày - ruột suy nhược, người bị gout và người mắc bệnh thận đều phải uống ít hoặc không uống là tốt nhất.
Những người có dạ dày - ruột suy nhược, người bị gout và người mắc bệnh thận không nên uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein ưu chất dồi dài, được mệnh danh là "sữa thực vật". Do sữa đậu nành rất giàu dưỡng chất, nên buổi sáng mỗi ngày uống một cốc là có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong ngày.
Trong sữa đậu nành có chứa protein, vitamin, chất khoáng, sắt, canxi, vitamin B và protein đậu nành tan trong nước. Ngoài ra còn chứa các chất khác như phyto-oestrogens, Isoflavones, lecithin,... có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tử cung. Phyto-oestrogens - daidzein, có tác dụng điều tiết hệ thống nội tiết tố của phụ nữ. Thường xuyên uống sữa đậu nành có thể điều chỉnh chất lượng cuộc sống, đẩy lùi lão hóa da, bảo vệ và giữ gìn nhan sắc.
Sữa đậu nành rất giàu protein ưu chất, uống thường xuyên cũng không đáng lo vấn đề "3 cao" (huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao). Tuy nhiên những người có dạ dày - ruột suy nhược, người bị gout và người mắc bệnh thận đều phải uống ít hoặc không uống là tốt nhất.
Người có chức năng dạ dày - ruột kém
Oligose trong đậu nành sau khi được vi khuẩn ruột làm cho lên men sẽ phân giải một số khí thể, gây ra các triệu chứng nấc cụt, sôi bụng, trướng bụng, đau bụng,... Người có chức năng dạ dày - ruột kém hoặc người mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính và viêm màng lót không nên ăn các chế phẩm từ đậu nành, để tránh kích thích tiết vị toan khiến cho bệnh tình nặng thêm.
Người mắc bệnh thận
Người mắc bệnh thận hấp thụ quá nhiều high protein sẽ có độc tính cho chức năng thận, tăng gánh nặng cho thận. Trong đậu tương chứa hàm lượng protein cao, không thích hợp với người mắc bệnh thận đang áp dụng chế độ ăn uống thực phẩm có hàm lượng protein thấp. Ăn uống thực phẩm có hàm lượng protein thấp có thể hạn chế tạo ra chất thải chứa nitrogenous, giảm bớt gánh nặng cho thận.
Người bị gout
Acid uric trong cơ thể quá cao có thể sẽ gây bệnh gout. Purine sau khi bị oxy hóa sẽ biến thành acid uric. Trong đậu tương có chứa rất nhiều purine, được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng purine cao. Do purine là chất có thể thấm nước, đậu nành sau khi được làm thành sữa, hàm lượng purine sẽ cao hơn gấp vài lần so với các chế phẩm khác, do vậy người bị gout nên hạn chế uống.