11/4
Người đứng đầu Chính phủ CSVN mạnh miệng rằng “Nhân quyền lớn nhất là cơm ăn áo mặc, ổn định chính trị” mà bỏ qua khái niệm về quyền “tự do ngôn luận, tự do lập hội” của người dân.
Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính đang có chuyến tham dự Hội nghị COP26, kết hợp thăm Anh và Pháp hồi đầu tháng 11/2021.
Đây là chuyến công du đầu tiên ngoài khu vực ASEAN của ông Chính sau khi ngồi ghế thủ tướng từ hồi tháng 4/2021.
Sứ quán Việt Nam tại Anh bố trí một cô gái ôm hoa ra tặng ông Phạm Minh Chính khi vừa đáp xuống sân bay Prestwick, Scotland. Courtesy of Thong Tan Xa Viet Nam
Nhân quyền “không áp đặt, xuyên tạc”
Trong cuộc gặp kiều bào Việt Nam tại Anh, ông Chính được báo Thanh Niên dẫn lời: “Tôi sẵn sàng nói hết, trao đổi hết, không có căng thẳng, sợ sệt. Bởi mọi quan điểm xuất phát từ việc mọi quyền lực thuộc về nhân dân, có sự phân công phối hợp giám sát giữa các cơ quan; trên nền tảng đó xây dựng nền dân chủ, dân quyền.
Nhân quyền lớn nhất là cơm ăn áo mặc, ổn định chính trị; khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau. Nhưng muốn bảo vệ dân chủ, nhân quyền th́ phải có pháp quyền, chứ không áp đặt, xuyên tạc”.
Phát ngôn trên cho thấy ông Chính nh́n khái niệm “nhân quyền” dưới góc độ một cựu thứ trưởng Bộ Công an CSVN hồi năm 2010, 2011. Ông Chính cũng như các giới chức “tứ trụ” khác, chỉ muốn thấy kiều bào “yêu nước”, gửi kiều hối về Việt Nam đều đặn chứ đừng quan tâm đến nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của người dân.
Người tiền nhiệm của ông Chính, ông Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 9/2018 từng hứa suông, cam kết “bảo vệ nhân quyền” trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, sau những lời hứa hăo của ông Phúc, danh sách tù nhân lương tâm là những Facebooker chỉ trích nhà cầm quyền CSVN ngày càng dài.
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang bị bắt giam hơn 1 năm vẫn chưa đem ra xét xử v́ “tội” lên tiếng và xuất bản sách về t́nh trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Courtesy of Facebook Pham Doan Trang
“Nhân quyền hoang đường và lạc lơng”
Trang web VTV hôm 28/10/2021 cho biết: “…Bảo vệ quyền con người là điều đương nhiên mà Đảng, nhà nước sẽ quan tâm, đảm bảo. Qua đó cũng góp phần thể hiện sự ưu việt của chế độ. Tuy nhiên, nhân quyền phải được tôn trọng, nhưng vẫn không thể nằm trên pháp luật, không thể đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Do đó, luận điệu thương vay, khóc mướn, gào thét cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam sẽ chẳng mang đến một kết quả nào hết. Đặc biệt, khi chân tướng những đối tượng đứng phía sau đều đă được nhận diện đầy đủ, những kẻ nói thứ ngôn ngữ dân chủ, nhân quyền hoang đường và lạc lơng để mưu toan thúc đẩy diễn biến ḥa b́nh, tiến tới lật đổ chế độ tại Việt Nam…”
Ông Ngô Huy Cương, giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, b́nh luận: “Tôi hoàn toàn không đồng ư với việc lợi dụng chiêu bài nhân quyền vô căn cứ để chống lại một đất nước.
Song tôi thấy: Nếu v́ phản bác lại việc lợi dụng chiêu bài nhân quyền mà tuyên truyền một thứ tư tưởng làm cho mọi người nhận thức sai lệch về nhân quyền th́ đó chính là một hành động tiếp tay cho những kẻ lợi dụng chiêu bài nhân quyền để chống lại đất nước ḿnh, và xa hơn nữa là phá hoại nhân quyền.
Trong khi tŕnh bày dài ḍng, thiếu kiến thức cơ bản về nhân quyền trong những lập luận, biên tập viên “đeo kính cận nặng” của nhà đài có hai nhận định rất thiếu suy nghĩ (trong nhiều nhận định không chắc chắn khác) rằng:
– Nhân quyền không phải là tuyệt đối;
– Nhân quyền ǵ th́ cũng phải theo pháp luật và không thể đi ngược lại với lợi ích của dân tộc.
Theo tôi, hai nhận định này đi ngược lại với nhận thức và quan điểm về nhân quyền của cách mạng Việt Nam.
Một cộng đồng dân tộc lành mạnh không thể không chú ư tới từng thành viên của nó để bảo đảm cho họ quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, trước hết bằng cách lo cho họ ăn, mặc, ở như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “ai cũng có cơm ăn, áo mặc; ai cũng được học hành”. Đó chính là lợi ích dân tộc.
Quyền tự do có hai mặt: mặt thứ nhất là được quyền lựa chọn; và mặt thứ hai là được quyền phản kháng lại những ngăn cản quyền lựa chọn. V́ vậy Hiến pháp và pháp luật phải cung cấp các cơ chế để người thực hành quyền con người phản kháng mà không làm bất ổn cộng đồng.
Lập luận chủ quyền cao hơn nhân quyền đă vô h́nh trung cho rằng việc thực hiện chủ quyền đó vi phạm nhân quyền.”
Định Tường
Gửi cho báo Đất Việt từ Sài G̣n
|