S-400 đă đến rất gần, toàn bộ F-35 của Ba Lan có nguy cơ bị tiêu diệt sạch. Mới đây trang tin NetEase đăng bài viết nhận định, Ba Lan có thể sẽ mất sạch các tiêm kích F-35 do các tổ hợp S-400 của Nga được triển khai tới gần Grodno and Baranovichi.
Theo đó, Ba Lan đă chi số tiền khổng lồ để mua máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 từ Mỹ nhưng toàn bộ những cỗ máy này có thể trở nên vô dụng ngay sau khi các tổ hợp S-400 của Nga xuất hiện ở tây bắc Belarus.
"Những chiếc F-35 mà Ba Lan mua của Mỹ đang gặp nguy hiểm. Các tổ hợp S-400 Triumph và máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ được bố trí cách chúng chỉ 200km" – Bài báo viết.
Theo ghi nhận của NetEase, chính quyền Ba Lan đă mua 32 máy bay chiến đấu thế hệ 5 từ Mỹ. Họ đă tiêu tốn của Warsaw một số tiền lớn và giờ đây, số tiền đó đang đứng trước nguy cơ bị lăng phí.
Trang tin cho hay, do sự gia tăng lực lượng của NATO ở Đông Âu trong bối cảnh khủng hoảng di cư, Nga và Belarus cũng quyết định tăng cường biên giới của họ. Các tổ hợp pḥng không S-400 của Nga đă được triển khai ở phía tây lănh thổ Belarus, gần Grodno và Baranovichi. Loại vũ khí này có đặc tính kỹ chiến thuật mạnh đến mức trong trường hợp xảy ra xung đột, Ba Lan sẽ mất toàn bộ số F-35 của ḿnh.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tham gia buổi lễ kư hợp đồng mua 32 tiêm kích F-35 tại Deblin, Ba Lan tháng 1/2020 (Ảnh: Reuters)
"Các tổ hợp S-400 có phạm vi phát hiện mục tiêu là 600km và tầm bắn của tên lửa là 380km. V́ vậy, chúng có khả năng bao phủ căn cứ không quân Lask ở miền trung Ba Lan, nơi các tiêm kích F-35 sẽ được triển khai" – Bài báo viết.
NetEase nhấn mạnh rằng tổ hợp S-400 tại Grodno có thể trực tiếp bắn hạ các tiêm kích F-35 của Ba Lan ngay khi chúng cất cánh. Sau những ǵ thể hiện ở Syria, không c̣n nghi ngờ nào về khả năng phát hiện tiêm kích tàng h́nh thế hệ 5 của tổ hợp này.
"S-400 đă chứng minh rằng có thể phát hiện bất cứ máy bay hiện đại nào do Mỹ sản xuất" – NetEase viết.
Báo Trung Quốc: Kiev chuốc nhục nhă, 80 tấn đạn chỉ đủ cho 1 phát súng đầu tiên chống Nga
Căng thẳng giữa Ba Lan và Belarus đang gia tăng trong thời gian gần đây do cuộc khủng hoảng người di cư. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông đă trao đổi với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenka và sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Sự vụ lần này cũng làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và EU, khi Liên minh châu Âu lên án việc Belarus sử dụng người di cư như một "công cụ" là vô nhân đạo và không thể chấp nhận được.
C̣n Nga cho rằng EU đă không duy tŕ các giá trị nhân đạo của ḿnh và cố gắng "bóp nghẹt" Belarus bằng kế hoạch đóng cửa một phần biên giới.
Người phát ngôn của Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov – hôm 9/11 phủ nhận cáo buộc của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki "là chủ mưu" trong cuộc khủng hoảng nói trên.
"Nhận xét đó hoàn toàn vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được" - ông Peskov nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập