Việc tiêm vắc xin đang được tiến hành rộng răi trên cả nước. Tuy nhiên, khả năng giảm lây nhiễm của từng loại vắc xin ở mức nào th́ không phải ai cũng biết.
WHO: Với biến thể Delta, vắc xin làm giảm 40% nguy cơ lây nhiễm
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói nhiều người đă sai lầm khi nghĩ rằng không cần thực hiện các biện pháp pḥng ngừa khi đă tiêm vắc xin.
Ông Tedros nhấn mạnh người được tiêm chủng đầy đủ vẫn phải tuân thủ các biện pháp pḥng dịch. Biến thể Delta dễ lây lan hơn cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả giảm lây truyền dịch của vắc xin giảm sút.
“Vắc xin cứu được nhiều mạng người nhưng không hoàn toàn ngăn chặn dịch lây lan”, ông Tedros nói. “Trước khi có biến thể Delta, vắc xin giảm khả năng lây truyền của virus khoảng 60%. Với Delta, con số này giảm xuống c̣n 40%”.
Theo tổng giám đốc WHO, một người đă tiêm vắc xin có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn nhiều nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác.
“Ngay cả khi đă tiêm pḥng, hăy tiếp tục thực hiện các biện pháp pḥng ngừa để bản thân không bị nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác”, ông Tedros kêu gọi.
Điều đó có nghĩa là tiếp tục đeo khẩu trang, giăn cách, tránh tụ tập và nên để không gian trong nhà thông thoáng.
Tại Việt Nam, có 8 loại vắc xin đang được sử dụng, vậy hiệu quả của chúng như thế nào?
+ Astrazenca
Đây là vắc xin được dùng phổ biến ở nước ta, được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi là 8 – 12 tuần. Hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi 1 đạt 76%, cao nhất sau 21 ngày. Nó cũng làm giảm 48,7% nguy cơ mắc nCoV có triệu chứng với biến chủng Alpha và 30% với Delta.
Sau mũi 2, hiệu quả đạt 82%. Đồng thời, giảm 74,5% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng với Alpha và 67% với Delta.
Với người lớn tuổi, hiệu quả của Astra đạt 60% trong việc ngăn ngừa nCoV kéo dài 6 tuần sau tiêm liều đầu tiên, giảm 73% nguy cơ nhập viện.
+ Pfizer
Vắc xin này được dùng cho người từ 5 tuổi trở lên. Thời gian tiêm giữa 2 mũi là 3 – 6 tuần. Hiệu quả bảo vệ sau mũi 1 đạt 52%, khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng với Delta là 35,6% c̣n Alpha là 47,5%.
Sau mũi 2, hiệu quả đạt 95%, nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng giảm 88% với Delta và 93,7% với Alpha.
Với người cao tuổi, sau khi tiêm mũi 1 hiệu quả bảo vệ ở người trên 70 tuổi đạt 61%, sau 2 mũi giúp giảm 97,4% nguy cơ nhiễm nCoV có triệu chứng.
+ Moderna
Moderna được dùng cho người trên 18 tuổi, thời gian giữa 2 mũi là 4 – 6 tuần. Sau 14 ngày tiêm mũi thứ 2, hiệu quả đạt 94,1%.
Với người tử 65 tuổi trở lên, sau khi chích ngừa đầy đủ 2 mũi th́ sẽ giảm 86,4% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng.
+ Sputnik
Loại vắc xin của Nga này được dùng cho người trên 18 tuổi, không dùng cho phụ nữ mang thai. Thời gian giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần.
Sau 21 ngày kể từ mũi đầu tiên, hiệu quả đạt 91,6% và tăng lên 97,6% sau 35 ngày tiêm mũ thứ nhất. Hiệu quả ngăn chặn nguy cơ trở nặng ước tính là 100% sau 21 ngày tiêm mũi thứ 1.
Người 60 tuổi trở lên nếu được chích ngừa đầy đủ th́ sẽ làm giảm 91,8% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng sau 21 ngày tiêm mũi đầu tiên.
+ Vero Cell
Hiệu quả ước tính của vắc xin này với người nhiễm có triệu chứng là 78,1% trong các thử nghiệm lâm sàng. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh nhân trở nặng và qua đời là 94%.
Vắc xin này được dùng cho người từ 18 tuổi trở lên, thời gian giữa 2 mũi là 4 tuần.
+ Janssen
Kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu cho thấy: Hiệu quả của vắc xin này đạt 66%. Trong thử nghiệm tại Mỹ, Jassen có hiệu quả 72% sau 28 ngày. Ở Nam Phi, hiệu quả giảm xuống c̣n 64% do biến chủng Beta.
+ Hayat-Vax
Thêm một loại vắc xin của Trung Quốc nữa được cấp phép tại Việt Nam. Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy nó có hiệu quả bảo vệ và an toàn tốt ở người tử 18 tuổi trở lên.
Sau tiêm 2 liều, hiệu quả đạt 79,34%, tỷ lệ tạo ra kháng thể trung ḥa chống lại virus đạt 99,52%.
Thời gian giữa 2 mũi tiêm cách nhau 14 ngày.
+ Abdala:
Đây là loại vắc xin của Nga có hiệu quả ngang ngửa Pfizer, Moderna và Sputnik. Hiệu quả của Abdala đạt 92,28% trong ngừa nCoV có triệu chứng.
Đây là loại vắc xin duy nhất có liệu tŕnh 3 liều, khoảng cách giữa các mũi tiêm là 14 ngày.
Như vậy, có thể thấy rằng vắc xin đúng là vẫn rất tốt nhưng không có loại nào là có hiệu quả bảo vệ 100% cả đâu mọi người. V́ vậy, kể cả khi hiệu quả đạt 99% th́ vẫn c̣n 1% nguy cơ nhiễm và lây nhiễm, huống ǵ những vắc xin hiện nay chưa đạt được tới con số này.