Các thị trường sụt giảm, hy vọng kiểm soát đại dịch Covid-19 mờ đi và một cái tên mới được đưa vào từ điển đại dịch: OMICRON
New York Times cho biết, biến thể virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện ở Nam Phi được đặt tên theo chữ cái thứ 15 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Theo giới chuyên gia, quy cách đặt tên này – từng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi tháng 5 – giúp cho việc truyền đạt về các biến thể mới dễ dàng hơn và đỡ gây nhầm lẫn hơn.
Chẳng hạn, biến thể xuất hiện ở Ấn Độ ít được biết đến với cái tên B.1.617.2 hơn so với tên Delta được đặt theo chữ thứ 4 của bảng chữ cái Hy Lạp.
Theo thông tin trên trang theo dơi của WHO, hiện nay có bảy "biến thể đáng quan tâm" hay "biến thể đáng lo ngại", và mỗi một trong số chúng đều được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp.
Một số ư kiến cho rằng WHO đă cố ư bỏ qua các chữ "Nu" hay "Xi" đứng ngay trước Omicron. Tuy nhiên, phát ngôn viên WHO Tarik Jasarevic lư giải hôm 27/11 rằng "Nu" dễ gây nhầm lẫn với từ "New" (nghĩa tiếng Anh là mới), c̣n "Xi" không được dùng v́ đó là một họ rất phổ biến. Ông nhấn mạnh thêm, cách tốt nhất đặt tên cho dịch bệnh là tránh "gây xúc phạm cho bất kỳ nhóm văn hóa, xă hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào".
Một số biến thể được biết đến nhiều, chẳng hạn như Delta, đă được xác định là đáng lo ngại. Những cái tên khác trong danh mục này bao gồm Alpha, Beta, và Gamma. Số khác thuộc diện "đáng quan tâm", được đặt tên là Lambda và Mu. Một số chữ Hy Lạp khác cũng đă được sử dụng cho biến thể không đáp ứng các ngưỡng trên.
Theo New York Times, WHO đă thúc đẩy hệ thống đặt tên đơn giản và dễ tiếp cận, không giống như tên khoa học của các biến thể mà "có thể khó phát âm và ghi nhớ, và dễ bị hiểu sai".
Nhiều nhà nghiên cứu đồng t́nh với cách đặt tên này.
Tiến sĩ Angela Rasmussen, một nhà virus học tại Đại học Saskatchewan, cho biết bà đă thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các phóng viên trong năm nay trước khi hệ thống đặt tên theo chữ cái Hy Lạp được công bố, và bà đă vấp phải những giải thích khó hiểu về các biến thể B.1.1.7 và B.1.351. Hiện chúng được gọi đơn giản là Alpha, xuất hiện ở Vương quốc Anh và Beta, xuất hiện ở Nam Phi.
C̣n một nguyên nhân khác mà WHO sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp, theo tiến sĩ Rasmussen. Tổ chức này mô tả quy ước cũ đặt tên virus theo địa điểm chúng được phát hiện là "kỳ thị và phân biệt đối xử", như vậy là không công bằng đối với người dân ở địa phương đó.
Bà Rasmussen chỉ ra rằng, cách đặt tên virus theo vùng, về mặt lịch sử, từng gây nhầm lẫn. Chẳng hạn như Ebola được đặt tên theo một ḍng sông nằm rất xa nơi virus xuất hiện.
"Tôi c̣n nhớ hồi đầu đại dịch, mọi người bảo nhau: Chúng ta từng gọi là cúm Tây Ban Nha, tại sao chúng ta không gọi là virus corona Vũ Hán? Cúm Tây Ban Nha không khởi phát từ Tây Ban Nha. Chúng ta không biết nó xuất hiện từ đâu, nhưng có khả năng cao chúng xuất hiện từ Mỹ", bà nói.
WHO khuyến khích các nước và truyền thông toàn cầu chấp nhận những cái tên mới. Chúng không thay thế những cái tên mang tính kỹ thuật truyền tải thông tin quan trọng tới các nhà khoa học và sẽ tiếp tục được sử dụng trong nghiên cứu.
VietBF@sưu tập